Ngủ dậy uống 1 cốc nước chanh giúp làm sạch hệ tiêu hóa, chống đột quỵ? SỰ THẬT bác sĩ tiết lộ sẽ giúp bạn biết cách dùng cho đúng
- Chia sẻ:
Ngủ dậy uống 1 cốc nước chanh giúp làm sạch hệ tiêu hóa, chống đột quỵ? SỰ THẬT bác sĩ tiết lộ sẽ giúp bạn biết cách dùng cho đúng - Thông tin vừa cập nhật bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Ngủ dậy uống 1 cốc nước chanh giúp làm sạch hệ tiêu hóa, chống đột quỵ? SỰ THẬT bác sĩ tiết lộ sẽ giúp bạn biết cách dùng cho đúng
Chanh giàu vitamin C, chất chống oxy hóa có tác dụng thanh lọc, giải độc, thậm chí phòng ngừa đột quỵ… Nhưng liệu uống nước chanh vào buổi sáng có thực sự đem lại hiệu quả như chúng ta mong muốn?
Sự thật chuyện “ngủ dậy uống 1 cốc nước chanh giúp làm sạch hệ tiêu hóa, chống đột quỵ”
Uống một cốc nước chanh ấm sau khi ngủ dậy có lẽ đã là thói quen của rất nhiều người. Chanh thường được biết đến là giàu vitamin C, chất chống oxy hóa có tác dụng thanh lọc, giải độc, thậm chí phòng ngừa đột quỵ… Nhưng liệu thói quen uống nước chanh vào buổi sáng có thực sự đem lại hiệu quả như chúng ta mong muốn?
ThS. BS Đặng Ngọc Hùng (Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng) mới đây đã đưa ra phân tích về điều này. Bác sĩ nói: “Nhiều người đang thần thánh hóa chanh. Thực ra chanh không quá giàu dinh dưỡng. Trong 100g chanh chứa khoảng 20-30mg vitamin C. Để có được 100g nước cốt chanh thì cần sử dụng đến mười mấy quả chanh.
Trong khi đó buổi sáng cùng lắm chúng ta chỉ uống được 2-3 trái… như vậy thì lượng vitamin C nạp vào không được bao nhiêu.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin B, hoặc một số dinh dưỡng khác có trong trong 2-3 trái chanh cũng không nhiều để phát huy được công dụng thải độc, làm sạch hệ tiêu hóa hay chống đột quỵ”.
BS Hùng nói, việc uống nước chanh vào buổi sáng chỉ đơn thuần là thói quen giúp bổ sung một chút dưỡng chất. Thay vì quá cầu kỳ trong việc chuẩn bị các loại nước uống sau khi ngủ dậy, bác sĩ khuyên mọi người chỉ cần tiêu thụ khoảng 200-300ml nước sôi để nguội, hoặc nước ấm.
“Chúng ta có thể uống nước chanh để giải khát trong những ngày nắng nóng… Thực ra nước chanh ít đường cũng là 1 loại nước thú vị, nhưng mọi người không nên xem nó là loại nước thải độc“, BS Hùng nhấn mạnh.
Những sai lầm khi uống nước chanh khiến bạn “rước họa vào thân”
Trong Đông y, quả chanh có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chống nôn, sát trùng, sáng mắt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Cả quả, vỏ và hạt chanh đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, chanh là loại quả giàu axit, việc lạm dụng hoặc sử dụng chúng sai cách có thể gây ra nhiều hậu quả đối với hệ tiêu hóa.
1. Lạm dụng việc uống nước chanh
[tinmoi]
Uống quá nhiều nước chanh có thể làm khó chịu dạ dày của bạn. Theo Medical News Today, sử dụng quá nhiều nước chanh có thể làm trầm trọng thêm các bệnh dạ dày thông thường như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và trào ngược axit.
Sử dụng quá nhiều thức uống này cũng có thể làm hỏng men răng vì chanh có tính axit cao. Nếu bạn đang bị loét miệng mà uống nhiều nước chanh cũng sẽ làm vết thương thêm nghiêm trọng.
Cần lưu ý rằng khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng. Một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3-4 cốc nước. Nước chanh dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá 2 cốc/ngày.
2. Uống nước chanh khi đang đói
Uống nước chanh lúc đói sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, có thể làm bào mòn tế bào niêm mạc dạ dày. Thời điểm tốt nhất để uống nước chanh là sau khi ăn no khoảng 30 phút. Ngoài ra, người mắc bệnh dạ dày cũng không nên sử dụng nhiều loại nước này vì có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
3. Pha chanh với nước quá nóng
Nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Thậm chí gây nên vị đắng. Tốt nhất chúng ta chỉ nên pha chanh cùng loại nước ấm vừa đủ để giữ được trọn vẹn dinh dưỡng và không làm hại dạ dày.
Theo cafef
- Chia sẻ: