Trích lập dự phòng đủ để cover rủi ro, có thể sớm tăng vốn cho nhóm Big4: Triển vọng ngành ngân hàng 1 – 2 năm tới
- Chia sẻ:
Trích lập dự phòng đủ để cover rủi ro, có thể sớm tăng vốn cho nhóm Big4: Triển vọng ngành ngân hàng 1 – 2 năm tới - Tin nhanh được đăng bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Trích lập dự phòng đủ để cover rủi ro, có thể sớm tăng vốn cho nhóm Big4: Triển vọng ngành ngân hàng 1 – 2 năm tới
TS. Cấn Văn Lực cho rằng mức trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng đủ để “cover” cho những rủi ro trong 1 – 2 năm tới. Trong khi chuyên gia Võ Trí Thành nhận định các NHTM Nhà nước được tăng vốn sẽ là yếu tố tích cực cho hệ thống ngân hàng.
Tại hội thảo trực tuyến “Gói kích thích kinh tế, quy hoạch và cơ hội đầu tư bất động sản năm 2022”, các chuyên gia cho rằng hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng sẽ có nhiều điểm sáng trong năm tới dù chất lượng tài sản bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia Kinh tế Trưởng BIDV.
TS. Cấn Văn Lực – Kinh tế Trưởng BIDV nhận định, hệ thống ngân hàng vẫn hoạt động tương đối ổn trong năm 2021 với lợi nhuận của hệ thống tính đến nay dự kiến tăng khoảng 25%. Trong năm tới, ngành ngân hàng sẽ có cả thuận lợi và khó khăn.
Theo đó, thuận lợi là kinh tế phục hồi và nhu cầu về tín dụng, chuyển đổi số, đa dạng hóa hoạt động nhất là mảng dịch vụ,… dự báo sẽ diễn ra tích cực.
Điểm sáng thứ hai là trong khoảng hai năm vừa qua, lợi nhuận của hệ thống ngân hàng tăng trưởng tương đối tốt và Thông tư của NHNN về việc cho phép giãn, hoãn nợ và giữ nguyên nhóm nợ giúp các nhà băng có điều kiện củng cố dự phòng rủi ro của mình. Điều này thể hiện rất rõ qua tỷ lệ bao phủ nợ xấu trước đây chỉ khoảng 70 – 80% thì nay đã tăng lên 130%.
Tuy nhiên, trong năm tới, nợ xấu các ngân hàng sẽ tăng lên. Bởi một số doanh nghiệp tiếp tục ngấm đòn và có những khoản cho vay sẽ phải hạch toán và chuyển nhóm nợ sát với thực tế.
”Song, với mức trích lập dự phòng rủi ro tương đối ổn trong thời gian vừa qua thì hệ thống ngân hàng vẫn có đủ nguồn lực để “cover” cho những rủi ro trong 1 – 2 năm tới”, TS. Cấn Văn Lực đánh giá.
Điểm sáng thứ ba là nếu nền kinh tế phục hồi tốt thì khả năng nợ xấu sẽ giảm nhiệt hơn trong năm 2023. Như vậy, các ngân hàng sẽ có thêm nguồn lực để phát triển lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia nhận định sự phục hồi của ngành ngân hàng có thể sẽ có độ trễ so với các doanh nghiệp và thu nhập của người dân.
[tinmoi]
Về khó khăn, trong năm 2022, với Chương trình phục hồi mà Chính phủ đang thiết kế, trong đó có một số gói về tín dụng như hỗ trợ lãi suất, cho vay nhà ở. Rõ ràng, hệ thống ngân hàng sẽ cùng phối hợp với Chính sách tài khóa, đầu mối là Bộ Tài chính, Bộ KHĐT để đẩy nhanh tiến trình thực hiện các gói hỗ trợ. Qua đó tạo ra những dòng tín dụng, trong đó có phần tín dụng vừa có hỗ trợ lãi suất vừa không được hỗ trợ lãi suất. Điều này sẽ khiến cho hệ thống ngân hàng phải giải quyết nhiều quy trình, thủ tục, hồ sơ hơn so với những năm trước.
Về khẩu vị rủi ro của hệ thống ngân hàng, trái phiếu bất động sản đang được giám sát chặt chẽ hơn theo quy định của NHNN. Cho vay kinh doanh đầu tư bất động sản có thể tiếp tục tăng nhưng cũng sẽ được kiểm soát. Trong khi phân khúc cho vay bất động sản nhà ở vẫn sẽ được các ngân hàng tập trung vì đây là nhu cầu thực và có triển vọng tốt.
Trong khi đó, với đà kinh tế phục hồi, thị trường mua bán nợ xấu kỳ vọng diễn biến tích cực hơn sẽ tạo điều kiện giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng.
“Tóm lại, bức tranh lợi nhuận của hệ thống ngân hàng năm tới tôi cho rằng không được tốt như năm nay. Do độ trễ của dịch bệnh đối với doanh nghiệp, người dân và các khách hàng. Mặc dù vậy, chúng tôi dự báo lợi nhuận toàn hệ thống tăng ở mức 15 – 20%”, ông Lực nhận định.
Đồng quan điểm, TS.Võ Trí Thành cho rằng trong cuộc khủng hoảng lần này, hệ thống ngân hàng của Việt Nam lành mạnh hơn rất nhiều so với năm 2009. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm như các ngân hàng yếu kém và câu chuyện nợ xấu cùng dự phòng rủi ro.
TS. Võ Trí Thành.
Theo vị chuyên gia này, cũng có một tin tốt là trong một đến hai năm tới có thể sẽ tăng vốn cho các ngân hàng thương mại Nhà nước đóng vai trò chi phối. Tuy nhiên, cũng phải nói, các ngân hàng giống như các “doanh nghiệp đặc biệt” chịu sự chi phối, chịu sự giám sát của NHNN. Do đó, các ngân hàng được phải cân đối được sự lành mạnh, sự ổn định vĩ mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
”Đây vừa là điểm tốt, vừa là điểm thách thức của ngành ngân hàng”, ông Thành đánh giá.
Cụ thể, thách thức ở chỗ mức cung tín dụng, phạm vi cho vay lĩnh vực bất động sản ở mức nào là phù hợp. Tiếp đó là việc cân đối giữa quản trị rủi ro liên quan đến nợ xấu, cụ thể là một bên là cung tiền, cung tín dụng bao nhiêu để không ảnh hưởng đến lạm phát và một bên là việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
Theo cafef
- Chia sẻ: