Tin hôm nay Hoà Phát vượt 10 tỷ USD, bỏ xa Vietinbank, BIDV vào Top4 vốn hoá lớn nhất thị trường, TTCK Việt Nam đã có 44 doanh nghiệp tỷ USD
- Chia sẻ:
Tin hôm nay Hoà Phát vượt 10 tỷ USD, bỏ xa Vietinbank, BIDV vào Top4 vốn hoá lớn nhất thị trường, TTCK Việt Nam đã có 44 doanh nghiệp tỷ USD - Tin hôm nay đăng bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Tin hôm nay Hoà Phát vượt 10 tỷ USD, bỏ xa Vietinbank, BIDV vào Top4 vốn hoá lớn nhất thị trường, TTCK Việt Nam đã có 44 doanh nghiệp tỷ USD
Tính đến thời điểm 31/5/2021, TTCK Việt Nam (bao gồm 2 sàn niêm yết và sàn Upcom) đã có 44 doanh nghiệp có vốn hoá trên 1 tỷ USD và có 4 doanh nghiệp có vốn hoá vượt 10 tỷ USD.
Kết thúc phiên giao dịch 31/5, VN-Index thiết lập kỷ lục mới mọi thời đại, tăng 7,59 điểm lên 1.328 điểm, khối lượng giao dịch sàn HoSe đạt 25.458 tỷ đồng trong đó riêng nhóm Vn30 giao dịch 15.189 tỷ đồng, chiếm gần 60% giao dịch sàn HoSE. Tính từ đầu năm, Vn-Index tăng 20,3% và Vn30-Index tăng 37,7% trong đó có nhiều trụ cột thị trường có mức tăng vượt trội như NVL tăng 124%, VPB tăng 113%, HPG tăng 72%, TCB tăng 70%, CTG tăng 54%, MBB, FPT cùng tăng 67%…
Phiên giao dịch hôm nay chứng kiến sự bùng nổ về thanh khoản của HPG khi Tập đoàn Hoà Phát chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35% và 5% bằng tiền mặt. Hôm nay HPG giao dịch đột biến gần 60,4 triệu cổ phiếu, dư mua trần hơn 4,9 triệu cổ phiếu. Vốn hoá thị trường tăng vọt lên 235.700 tỷ, tương đương hơn 10 tỷ USD, chính thức vượt Vietinbank và BIDV leo lên top 4 các doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất TTCK Việt Nam, chỉ sau Vingroup (17,2 tỷ USD), Vietcombank (15,9 tỷ USD) và Vinhomes (14,7 tỷ USD).
Trong khi vốn hoá của Vietcombank gần như đi ngang từ đầu năm, Vinamilk giảm thì vốn hoá của nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng vọt trong 5 tháng qua. Vốn hoá của VPBank cuối tháng 5 đã tăng hơn gấp đôi, đạt 7,3 tỷ USD, trong khi vốn hoá của Techcombank tăng 70% lên 8m2 tỷ USD, hiện vốn hoá của Techcombank đã đuổi sát nút vốn hoá của Vinamilk.
LienvietPost Bank đứng đầu toàn thị trường về tốc độ tăng giá cổ phiếu trong 5 tháng đầu năm 2021, vốn hoá thị trường của LPB đã tăng 142% từ đầu năm, từ mức 13.300 tỷ đồng lên hơn 32.100 tỷ đồng, tương đương mức vốn hoá 1,4 tỷ USD. LPB đã có 5 phiên tăng giá liên tiếp trong đó có 2 phiên trần và một phiên tăng hơn 6%.
“Anh em cùng cha khác mẹ” với LienvietPostbank là Sacombank cũng tăng gấp đôi vốn hoá trong 5 tháng đầu 2021, khi cổ phiếu STB từ mức giá 16.000 đồng/cp leo lên 33.800 đồng/cp với khớp lệnh bình quân 10 phiên lên tới hơn 44 triệu cổ phiếu/phiên.
SHB cũng có mức tăng vốn hoá 96%, từ mức 1,3 tỷ USD hiện đạt 2,5 tỷ USD, giá cổ phiếu SHB đã tăng gấp 6 lần trong 1 năm qua, hiện giao dịch ở mức 30.400 đồng/cp.
[tinmoi]
VIB cũng là cổ phiếu tăng dựng đứng từ mùa Covid tháng 4/2020, cổ phiếu này đã có một năm thăng hoa kéo vốn hoá thị trường lên 3,3 tỷ USD, gần sát nút với FPT. Hầu hết nhóm ngân hàng đều có tốc độ tăng giá đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2021, như MBB và ACB.
Trong các gương mặt “đột biến” nằm trong top vốn hoá lớn, Novaland có mức tăng giá 124% trong 5 tháng, vốn hoá thị trường tăng từ 2,8 tỷ USD lên 6,3 tỷ USD, hiện NVL giao dịch ở mức giá 134.600 đồng/cp.
Thai Holdings bất ngờ vươn lên đạt hơn 3 tỷ USD, trong 5 tháng đầu năm câu lạc bộ vốn hoá tỷ USD của TTCK Việt Nam kết nạp thêm 7 thành viên là Seabank (SSB – 2,1 tỷ USD mới chào sàn), Genco 2 (1,8 tỷ USD mới giao dịch), PDR – Phát Đạt (vốn hoá tăng 84%, đạt 1,6 tỷ USD), LPB, MSB, OCB (mới chào sàn) và SSI (vốn hoá tăng 44% đạt 1,2 tỷ USD). Như vậy tính đến thời điểm 31/5/2021, TTCK Việt Nam (bao gồm 2 sàn niêm yết và sàn Upcom) đã có 44 doanh nghiệp có vốn hoá trên 1 tỷ USD và có 4 doanh nghiệp có vốn hoá vượt 10 tỷ USD.
Nếu tính theo giá đóng cửa hôm nay, có thể trong thời gian tới thị trường sẽ chứng kiến nhiều doanh nghiệp tăng giá và đạt vốn hoá tỷ USD như danh sách dưới đây, trong đó ngân hàng Bản Việt (BAB một tuần tăng 50%), FOX, VEF cũng có mức tăng đáng kể, trong khi đó MSR giảm và VCG gần như đi ngang.
Đã có một số lo ngại khi thị trường tăng nhanh và mạnh, nhiều cổ phiếu – nhất là nhóm cổ phiếu ngân hàng vốn hoá dưới 3 tỷ USD chạy nhanh rất, tăng trần liên tục nhiều phiên. Tuy nhiên, một góc nhìn khác cho thấy dòng tiền vào thị trường thực sự khoẻ. Mặc dù khối ngoại bán hơn 1 tỷ USD từ đầu năm nhưng VN-Index và VN30-Index có mức tăng lần lượt hơn 20% và 37,7%, vượt trội so với lãi suất tiết kiệm 6%/năm cho thấy đã có một sự chuyển dịch dòng tiền từ các kênh đầu tư khác sang đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên do trong thời gian qua, dòng tiền tập trung chủ yếu ở nhóm bluechips, VN30, nhóm cổ phiếu thép, ngân hàng, chứng khoán nên mặc dù thị trường tăng mạnh song thực tế vẫn có nhiều nhà đầu tư thua lỗ hoặc mức sinh lời không bằng Index.
Theo cafef
- Chia sẻ: