Thông tin mới Điều gì khiến cổ phiếu thép dậy sóng?
- Chia sẻ:
Thông tin mới Điều gì khiến cổ phiếu thép dậy sóng? - Tin nhanh được đăng bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Thông tin mới Điều gì khiến cổ phiếu thép dậy sóng?
Nguồn cung thép đang bị gián đoạn và chưa thể bắt kịp nhu cầu. Theo dự báo, nhu cầu thép thế giới năm 2021 dự kiến tăng 5,8% so với năm 2020 và vượt mức tiêu thụ năm 2019. Việc gián đoạn khai thác quặng – nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành thép do tác động tiêu cực của Covid-19 cùng với sự gia tăng của các nguyên vật liệu đầu vào khác đã thúc đẩy giá quặng lên mức cao kỷ lục.
Giá thép trên đà tăng trưởng
Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau dư chấn của đại dịch Covid-19 năm 2020 đã thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển trở lại. Nhu cầu sản xuất tăng cao kéo theo giá của hàng loạt các nguyên liệu thô bị cuốn vào chu kỳ tăng rất mạnh.
Theo báo cáo thống kế của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép 4 tháng đầu năm 2021 tăng khá so với những nhận định trước đó, cụ thể: Sản xuất thép các loại đạt hơn 10,4 triệu tấn, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2020; Bán hàng thép các loại đạt hơn 9,4 triệu tấn, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 2,1 triệu tấn, tăng 67,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong báo cáo đánh giá tiềm năng tăng trưởng ngành thép 2021 của PSI, Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh chia sẻ “Nguồn cung thép đang bị gián đoạn và chưa thể bắt kịp nhu cầu. Theo dự báo, nhu cầu thép thế giới năm 2021 dự kiến tăng 5,8% so với năm 2020 và vượt mức tiêu thụ năm 2019. Việc gián đoạn khai thác quặng – nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành thép do tác động tiêu cực của Covid-19 cùng với sự gia tăng của các nguyên vật liệu đầu vào khác đã thúc đẩy giá quặng lên mức cao kỷ lục”.
Theo đó, giá quặng sắt đã tăng lên mức cao nhất trong gần một thập kỉ, ở mức 223 USD/ tấn vào ngày 12/5 vừa qua. Một vài phiên gần đây, đà tăng của quặng sắt cũng như giá thép Trung Quốc bắt đầu bị chững lại và giảm chủ yếu do Chính phủ nước này bắt đầu can thiệp sâu hơn vào việc kiềm chế đà tăng nóng của giá thép. Cụ thể, các cơ quan chính phủ Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát chung tại các nhà máy thép ở Hà Bắc vào đầu tuần này. Các công ty thép tại Đường Sơn và Thượng Hải cũng được yêu cầu duy trì một mặt bằng giá tốt hơn.
Tại châu Âu, giá các loại thép nhập khẩu như thép cuộn cán nóng và cuộn cán nguội đều tăng trung bình 50 EUR/tấn, dao động quanh mức 1045 EUR và 1220 EUR/tấn. Trong khi, giá thép cây tăng mạnh 70 EUR lên khoảng 705 EUR/tấn.
Trong khi đó, tại Việt Nam, trong ngày 19/5, nhiều công ty thép lớn trong nước đồng loạt thông báo tăng giá thép cuộn CB240. Tính từ đầu tháng 5 tới nay, giá loại thép này đã tăng trên 10%. Cụ thể, giá thép CB240 của Công ty Thép Hòa Phát, Thép Thái Nguyên, Thép Miền Nam, Thép Úc và Thép Việt Mỹ đều niêm yết ở mức 18270 đồng/kg. Một số thương hiệu khác tăng với mức giá thấp hơn như Thép Việt Đức, Thép Kyoei hay Thép Pomina khoảng 18.110 đồng/kg. Là một doanh nghiệp cung ứng nguồn vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất phôi thép tới các đối tác lớn như Công ty TNHH Thép Hoà Phát Hưng Yên, Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên, Công ty TNHH một thành viên thép Miền Nam, CTP Gang Thép Nghi Sơn…, ngày 07/5/2021, Công ty Cổ Phần Gang thép Hà Nội (HSV) cũng đã công bố về việc điều chỉnh tăng giá bán phôi thép trong năm 2021. Theo đó, từ đơn vị chuyên cung cấp nguồn sắt phế liệu cho các doanh nghiệp sản xuất phôi thép, HSV đã sẵn sàng bước chân vào lĩnh vực sản xuất phôi thép. Đây là bước đi mang tính chiến lược của HSV trong thời điểm ngành thép có nhiều khởi sắc, phát triển như vũ bão hiện nay.
[tinmoi]
Các doanh nghiệp thép tăng trưởng lợi nhuận năm 2021
Giá thép tăng cao giúp lợi nhuận trong quý đầu năm 2021 của các doanh nghiệp ngành này tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý I/2021, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đạt lợi nhuận sau thuế 7.005 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đạt 1.035 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Thép Nam Kim (NKG) đạt gần 319 tỷ đồng, gấp 7,7 lần cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Gang Thép Hà Nội (HSV) đạt 1,98 tỷ đồng, gấp 3,1 lần cùng kỳ, doanh thu trong quý II/2021 của HSV ước đạt140 tỷ.
Kỳ vọng vào kết quả kinh doanh tích cực đã giúp giá cổ phiếu của các ngành thép tăng mạnh góp phần đưa VN-Index chinh phục đỉnh lịch sử mới, vượt 1.300 điểm trong tháng 5 và đang hướng tới đỉnh cao mới trong năm 2021.
Cổ phiếu thép liệu còn dư địa tăng?
Hàng loạt thông tin tích cực đã và sẽ tiếp tục hỗ trợ đà tăng của cổ phiếu thép như: (1) Tăng trưởng kết quả kinh doanh trong quý I/2021 ấn tượng cùng kế hoạch kinh doanh tham vọng của các doanh nghiệp trong năm 2021; (2) Giá bán thép trong nước tiếp tục tăng trong tháng 4 – 5/2021 theo đà tăng của giá thép thế giới, với mức tăng lớn hơn sự thay đổi giá nguyên vật liệu đầu vào; (3) Nhu cầu thép thế giới dự báo tiếp tục tăng khi các quốc gia phục hồi sản xuất sau Covid-19 và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng; (4) Căng thẳng Trung Quốc – Úc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến nguồn cung quặng sắt hạn chế.
Nhiều khả năng kết quả kinh doanh ấn tượng của các doanh nghiệp ngành thép sẽ được duy trì tối thiểu đến quý 3/2021 nhờ vào việc: (1) Giá bán thép được dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao đến quý 3/2021; (2) Số lượng đơn hàng phần lớn đã được chốt đến quý 3/2021.
Như vậy, nhóm cổ phiếu thép vẫn có khả năng tăng giá với yếu tố hỗ trợ là triển vọng kết quả kinh doanh quý II tiếp tục tích cực. Một số doanh nghiệp đã dần hé lộ khả năng đạt kết quả kinh doanh Q2 tích cực như CTCP Thép Nam Kim (NKG) có thể chắc chắn kế hoạch lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, CTCP Gang thép Hà Nội (HSV) ước tính quý 2 lợi nhuận sau thuế đạt 2,8 tỷ tăng 41,44% so với Q1/2021.
Theo cafef
- Chia sẻ: