Thiên tai lũ lượt kéo đến, thế giới đang đi đến một tương lai ‘chết chóc’ hơn?: Những bức ảnh miêu tả thế giới năm 2021
- Chia sẻ:
Thiên tai lũ lượt kéo đến, thế giới đang đi đến một tương lai ‘chết chóc’ hơn?: Những bức ảnh miêu tả thế giới năm 2021 - Tin hôm nay đăng bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Thiên tai lũ lượt kéo đến, thế giới đang đi đến một tương lai ‘chết chóc’ hơn?: Những bức ảnh miêu tả thế giới năm 2021
Năm 2021 sẽ được nhớ đến như một thời điểm nóng nhất trong 170 năm qua và sự khủng khiếp do hiện tượng nóng lên toàn cầu xuất hiện rõ hơn bao giờ hết.
Có những hình thái thiên tai nghiêm trọng và thậm chí thường xuyên xảy ra như hạn hán và lũ lụt đang tàn phá một số quốc gia. Cháy rừng cũng ngày một tàn khốc hơn, “nhấn chìm” các ngôi làng ở Hy Lạp trong biển lửa. Còn nếu nhắc đến một đợt nắng nóng gay gắt thì ắt hẳn đó là khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ.
Năm 2021 cũng là một năm đột phá cả về công nghệ và chính sách liên quan đến khí hậu. Năng lượng gió và pin ngày càng rẻ và hiệu quả hơn. Theo Bloomberg NEF, tỷ lệ xe chở khách chạy bằng điện được bán trên toàn thế giới đã đạt 10% trên tổng số. Trong khi đó tại Iceland, khu phức hợp lớn nhất từng được xây dựng để loại bỏ carbon dioxide khỏi không khí đã giúp sự sống nảy nở.
Nếu 2021 là một năm thảm hoạ khí hậu chưa từng có thì đây cũng là năm con người đưa ra những cam kết chưa từng có. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu những lời hứa đó có mang lại hiệu quả hay không.
Các chính phủ và công ty đang gấp rút để thể hiện rằng họ đang hành động. 10 nền kinh tế và tổ chức lớn nhất thế giới, những người nắm giữ 40% tài sản tài chính toàn cầu, hiện đã cam kết loại bỏ phát thải carbon. Ấn Độ, quốc gia phát thải lớn thứ 3, đặt mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2070. Ả Rập Xê Út và Nga cũng công bố các mục tiêu trung hoà carbon.
Các nhà ngoại giao khí hậu hàng đầu từ 197 quốc gia đã quy tụ tại Glasgow trong tháng 11 để tham dự hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26. Các quốc gia lần đầu tiên đồng ý về sự cần thiết của việc hạn chế tài trợ nhiên liệu hoá thạch và sử dụng than. Một số công ty gây ô nhiễm nhất thế giới cam kết rằng họ đã sẵn sàng cho hành động xanh.
Nếu các quốc gia thực hiện mục tiêu của họ thì các nhà phân tích dự đoán trái đất sẽ nóng lên khoảng 1,8 độ C. Đó là một viễn cảnh khá lạc quan, ngay cả khi vượt qua mức 1,5 độ C được ghi trong Thoả thuận Paris. Đây là hy vọng lớn nhất để cứu nhân loại khỏi những tác động kinh hoàng nhất của biến đổi khí hậu.
Song điều này không dễ dàng thực hiện. Năng lượng mặt trời đang được triển khai tối đa, nhưng giá nguyên liệu thô quan trọng như polysilicon tăng cao đã khiến chi phí rẻ cả thập kỷ quay đầu. Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với pin khi kim loại chính ngày càng đắt hơn. Nhà máy thu giữ carbon Orca của Iceland chỉ loại bỏ được 4.000 tấn CO2 mỗi năm. Vì thế ngành công nghiệp này cần phát triển và trở nên rẻ hơn để tạo ra sự khác biệt.
Còn những lời hứa suông của các giám đốc điều hành công ty và các chính trị gia thì sao? Chủ nghĩa hoài nghi cho rằng họ sẽ không đưa ra được các quyết định cứng rắn để từ bỏ nhiên liệu hoá thạch.
Tuy nhiên, năm 2021 đã ghi nhận những hành động lịch sử khi các toà án, ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý khác phát triển các khuôn khổ dành cho các công ty và các chính trị gia.
Năm 2021 dù đã xảy ra bất kỳ chuyện gì, con người cũng không đi đến một tương lai chết chóc hơn. Chúng ta vốn đã ở trong tình trạng đó và vẫn còn thời gian để xoay chuyển tình thế.
Vào tháng 8, nhà máy thủy điện ở Hồ Oroville, hồ chứa lớn thứ hai của bang California, lần đầu tiên bị ngừng hoạt động kể từ khi được xây dựng vào năm 1967 vì mực nước quá thấp. Ảnh: California, ngày 15/7, Bloomberg
Sau khoảng thời gian “dễ thở” ngắn ngủi trong đại dịch, khó bụi lại bao trùm thủ đô New Delhi và nhiều thành phố khác của Ấn Độ. Ảnh: New Delhi ngày 9/11, Bloomberg.
[tinmoi]
10.000 người biểu tình đã tụ tập tại thành phố lớn nhất của Scotland nhằm kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế tham gia cuộc họp COP26 hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn nóng lên toàn cầu. Ảnh: Glasgow, UK ngày 6/11, Bloomberg.
Những đợt nắng nóng tấn công khu vực Tây Bắc của Mỹ từng rất hiếm khi xảy ra. Nhưng thời tiết khắc nghiệt từ hoả hoạn ở California đến hạn hán ở Trung Tây ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Ảnh: Portland, Oregon ngày 28/6, Bloomberg.
Orca, nhà máy thu giữ carbon lớn nhất thế giới, nằm ẩn mình gần một nhà máy địa nhiệt. Nhà máy này sẽ loại bỏ 4.000 tấn CO2 mỗi năm. Ảnh: Hellisheidi, Iceland, ngày 7/9, Bloomberg.
Bão Ida tàn phá các bang nước Mỹ và nguyên nhân khiến sức gió kinh hoàng không có gì mới: nước biển ấm hơn. Ảnh: Galliano, Louisiana, ngày 31/8, Bloomberg.
Khu vườn sương mù trị giá 6,8 triệu USD là kết quả từ việc tìm kiếm phương pháp giải nhiệt cho người dân trong đợt nắng nóng của thành phố New York. Ảnh: New York, Mỹ ngày 7/8, Bloomberg.
Khí hậu nóng lên tạo ra những cơn bão có sức tàn phá kinh hoàng, góp phần gây ra trận lũ quét thảm khốc khiến ít nhất 170 người tại Đức thiệt mạng. Ảnh: Bad Neuenahr-Ahrweiler, Đức, ngày 17/7, Bloomberg.
Khu vực này phải đối mặt với tác động của sự nóng lên toàn cầu, từ hạn hán đến lũ lụt và lốc xoáy, mặc dù Zimbabwe thải ra ít carbon hơn nhiều quốc gia khác. Ảnh: Mushumbi Pools, Mbire, Zimbabwe, ngày 14/5, Bloomberg.
Một đám cháy bùng phát nhanh chóng bùng phát gần khu phố Pacific Palisades của Los Angeles vào giữa tháng 5, khiến người dân phải sơ tán. Ảnh: Bloomberg.
Theo Bloomberg
Theo cafef
- Chia sẻ: