Thị trường ngày 23/9: vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp, vàng giảm phiên thứ 2
- Chia sẻ:
Thị trường ngày 23/9: vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp, vàng giảm phiên thứ 2 - Tin hôm nay đăng bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Thị trường ngày 23/9: vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp, vàng giảm phiên thứ 2
Đồng USD tăng lên mức cao nhất gần 2 tháng đã kéo giá vàng và hầu hết các hàng hóa khác giảm. Chốt phiên giao dịch ngày 22/9, giá dầu và đồng tăng trở lại, trong khi vàng, quặng sắt, thép và cà phê tiếp đà giảm, khí tự nhiên thấp nhất gần 7 tuần.
Giá dầu tăng trở lại
Giá dầu tăng nhẹ trước số liệu tồn trữ dầu hàng tuần của Mỹ giảm.
Chốt phiên giao dịch ngày 22/9, dầu thô Brent tăng 28 US cent lên 41,72 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn tháng 10/2020 đã hết hiệu lực trong ngày tăng 29 US cent lên 39,6 USD/thùng.
Giá dầu được hỗ trợ bởi tồn trữ dầu thô và xăng của Mỹ giảm trong tuần trước, trong khi tồn trữ sản phẩm chưng cất bao gồm dầu diesel dự kiến sẽ tăng.
Tuy nhiên, mức tăng giá dầu bị hạn chế khi nhu cầu nhiên liệu dự kiến sẽ giảm tại một số nước như Anh, nơi chính phủ yêu cầu mọi người làm việc ở nhà và áp đặt các hạn chế đối với quán bar, nhà hàng. Các trường hợp nhiễm virus corona tăng tại một số nước châu Âu bao gồm Pháp và Tây Ban Nha.
Giá khí tự nhiên thấp nhất gần 7 tuần
Giá khí tự nhiên tại Mỹ thấp nhất gần 7 tuần, do dự báo xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng giảm làm lu mờ dự kiến sản lượng khí tự nhiên chạm mức thấp nhất 2 năm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn New York giảm 0,1 US cent tương đương 0,1% xuống 1,834 USD/mmBTU, thấp nhất kể từ ngày 31/7/2020 trong phiên thứ 2 liên tiếp sau khi giảm hơn 10% trong phiên trước đó.
Tính đến nay, giá khí tự nhiên giảm 33% kể từ mức cao nhất 8 tháng hồi cuối tháng 8/2020.
Giá vàng tiếp đà giảm
Giá vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp do đồng USD tăng lên mức cao nhất gần 2 tháng, khi các nhà đầu tư chuyển tập trung sang nhận xét của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ về tình hình kinh tế.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,4% xuống 1.904,34 USD/ounce, sau khi tăng trong đầu phiên giao dịch và vàng kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn New York giảm 0,2% xuống 1.907,6 USD/ounce.
Đồng USD đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 7/2020, cùng với Washington không có tiến triển trong việc đạt được thỏa thuận kích thích tài chính đã gây áp lực lên giá vàng.
Giá đồng tăng trở lại
Giá đồng tăng trở lại do tồn trữ tiếp tục giảm.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,3% lên 6.779 USD/tấn. Tính đến nay, giá đồng tăng hơn 50% kể từ mức thấp nhất 45 tháng trong tháng 3/2020, phần lớn được thúc đẩy bởi nhu cầu tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh và lo ngại về sự gián đoạn tại các mỏ khai thác do đại dịch.
Trong phiên trước đó, giá đồng giảm 1,8% sau khi đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2018 trong đầu phiên giao dịch, do lo ngại làn sóng Covid-19 thứ hai sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và nhu cầu kim loại.
Giá đồng được hỗ trợ khi tồn trữ đồng tại London giảm 19% xuống 38.775 tấn, thấp nhất kể từ tháng 3/2019 và giảm hơn 1/2 trong 2 tháng qua. Tuy nhiên, mức tăng giá đồng bị hạn chế khi chỉ số đồng USD đạt mức cao nhất 6 tuần, do thị trường chuyển tập trung sang lo ngại các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng và các biện pháp đóng cửa mới tại châu Âu.
Thị trường đồng tinh chế toàn cầu thiếu hụt 192.000 tấn trong tháng 6/2020, so với mức thiếu hụt 36.000 tấn tháng 5/2020.
Giá quặng sắt và thép tiếp đà giảm
[tinmoi]
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm phiên thứ 2 liên tiếp, do nhu cầu quặng sắt và tiêu thụ sản phẩm thép giảm.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên giảm 2% xuống 773 CNY (113,81 USD)/tấn.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây giảm 0,5% xuống 3.537 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng giảm 0,7% xuống 3.652 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 11/2020 giảm 0,8% xuống 13.925 CNY/tấn.
Mặc dù, tồn trữ sản phẩm thép tại Trung Quốc trong tuần trước giảm 0,4% xuống 15,68 triệu tấn, song vẫn cao hơn 44% so với cùng kỳ năm trước đó, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Giá cà phê tiếp đà giảm
Giá cà phê Arabica giảm phiên thứ 7 liên tiếp, do mưa tại Brazil thúc đẩy triển vọng cây trồng trong niên vụ tới tại nước sản xuất hàng đầu thế giới.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn ICE giảm 1,35 US cent tương đương 1,2% xuống 1,1065 USD/lb, giảm phiên thứ 7 liên tiếp.
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn London giảm 6 USD tương đương 0,4% xuống 1.341 USD/tấn.
Giá đường tăng
Giá đường tăng gần 3%, do lo ngại điều kiện cây trồng tại 2 nước sản xuất hàng đầu – Ấn Độ và Brazil – suy giảm, bất chấp giá dầu tăng cao và đồng real Brazil suy yếu.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn ICE tăng 0,34 US cent tương đương 2,7% lên 12,89 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt mức cao nhất kể từ ngày 24/8/2020.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn London tăng 5 USD tương đương 1,4% lên 371,8 USD/tấn.
Giá đậu tương và ngô giảm, lúa mì tăng
Giá đậu tương tại Chicago giảm từ mức tăng trong đầu phiên giao dịch, do triển vọng vụ thu hoạch tại Mỹ làm lu mờ doanh số bán đậu tương sang Trung Quốc và giá khô đậu tương tăng mạnh.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2020 giảm 2-3/4 US cent xuống 10,19-3/4 USD/bushel. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 3-1/4 US cent lên 5,58 USD/bushel, trong khi giá ngô kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 1/2 US cent xuống 3,69-1/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ giảm hơn 2%
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm hơn 2%, do giá dầu cọ trên sàn Đại Liên và thị trường chứng khoán toàn cầu suy giảm, bởi lo ngại về các hạn chế virus corona mới tại châu Âu ảnh hưởng đến thị trường.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 65 ringgit tương đương 2,16% xuống 2.942 ringgit (711,66 USD)/tấn. Giá dầu cọ rời khỏi chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp và giảm 2,4% trong phiên trước đó.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 23/9
Theo cafef
- Chia sẻ: