Thì ra đây là 1 chuyến bay trong kỷ nguyên vàng của ngành hàng không: Khác xa những gì chúng ta tưởng tượng!
- Chia sẻ:
Thì ra đây là 1 chuyến bay trong kỷ nguyên vàng của ngành hàng không: Khác xa những gì chúng ta tưởng tượng! - Thông tin vừa cập nhật bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Thì ra đây là 1 chuyến bay trong kỷ nguyên vàng của ngành hàng không: Khác xa những gì chúng ta tưởng tượng!
Những năm 50, 60 của thế kỷ trước thường được coi là “kỷ nguyên vàng” của ngành hàng không với dịch vụ cao cấp và sang chảnh.
Ngày nay, việc di chuyển bằng đường hàng không dường như đã trở nên vô cùng thông dụng cho người người, nhà nhà. Không cần quá nhiều tiền, bạn vẫn có thể bước lên một chiếc máy bay và trải nghiệm hình thức di chuyển nhanh chóng nhất trên địa cầu.
Tuy nhiên, vào những năm 50 và 60 của thế kỷ trước, đó lại là một câu chuyện khác. Ngành hàng không khi ấy gần như là đặc quyền của giới trung và thượng lưu, với những dịch vụ “trên trời” đúng nghĩa.
Thay vì phải chờ đợi mỏi mệt và xếp hàng hàng giờ đồng hồ, ăn tạm vài món ăn vừa đắt đỏ lại dở tệ như đa số hạng bay ngày nay, hành khách thời kỳ đó được trải nghiệm sự xa hoa tuyệt đối, với những bữa ăn sang trọng, xì gà và (quan trọng hàng đầu) chỗ để chân rộng rãi.
Dù vậy, họ phải đánh đổi bằng một số quyền lợi chúng ta được hưởng ngày nay. Mặc dù hàng không đã trở thành một ngành được thương mại hóa mạnh mẽ và phần nào đó “bình dân hóa”, việc bay trên những chiếc phi cơ hiện đại rất an toàn và đáng tin cậy. Trái lại, những hành khách “sang chảnh” 60-70 năm trước phải chịu đựng nhiều tiếng ồn và cả rủi ro hơn.
Hãy cùng “nghía qua” một chuyến bay hàng không điển hình những năm đó, để xem nó có xứng danh với cái tên “kỷ nguyên vàng” không nhé.
Vé bay tốn rất nhiều tiền
Khi đặt vé máy bay ngày nay, hành khách có rất nhiều lựa chọn để tìm mức giá tốt nhất cho chuyến đi. Trong kỷ nguyên vàng, các lựa chọn bị hạn chế – và đắt hơn nhiều. Theo một tài liệu quảng cáo của hãng TWA năm 1955, một vé khứ hồi từ Chicago đến Phoenix có giá 138 USD – tương đương 1.200 USD hiện nay. Giá tham khảo cho chặng bay tương tự hiện tại chỉ dao động trung bình từ 100-200 USD.
Theo sử gia hàng không Guillaume de Syon, tùy thuộc vào chặng bay mà giá vé sẽ cao gấp 4-5 lần so với hiện tại. Mặt khác, việc bay quốc tế đắt đến mức chỉ những người giàu có nhất mới có thể chi trả nổi.
Hành khách phải ăn diện sang chảnh như đi dự sự kiện
Châm ngôn vào những năm 50, 60 có lẽ sẽ là “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, còn đi máy bay thì mặc sang chảnh”. Đi máy bay thời điểm đó được coi là một sự kiện quan trọng và hành khách cần tiết kiệm nhiều tiền trước khi bước chân lên phi cơ. Vì vậy, nam giới sẽ mặc đồ âu 3 mảnh, phụ nữ diện những bộ váy sang trọng, giày cao gót và nữ trang.
Tới những năm 60, họ có thể ăn mặc xuề xòa hơn một chút – với cà vạt hoa và áo cổ lọ cho nam, hoặc khăn quàng cổ cho nữ giới. Tuy nhiên, phải tới những năm 80, khái niệm phải ăn mặc sang chảnh khi đi máy bay mới trở nên lỗi thời và người ta bắt đầu chọn trang phục thoải mái.
Không có kiểm tra an ninh
Việc kiểm tra an ninh hàng không đặc biệt bị siết chặt từ sau năm 2001, nhưng cách đây 6-7 thập kỷ, khái niệm đó dường như không tồn tại.
Việc không có cổng an ninh khiến di chuyển bằng đường hàng không tiết kiệm hàng đống thời gian cho hành khách. Bạn không cần phải xếp hàng quá lâu, chỉ cần đến trước giờ bay 20-30 phút và thậm chí chẳng cần căn cước. Người thân và bạn bè có thể tiễn bạn ngay tại cổng ra máy bay.
Nghe có vẻ tuyệt, nhưng thực ra cái giá đi kèm khá đắt. “Kỷ nguyên vàng” của ngành hàng không cũng chính là thời đại hoàng kim của nạn không tặc. Vào thập niên 60, hàng tá vụ không tặc diễn ra hàng năm, khiến di chuyển bằng đường hàng không khá là nguy hiểm.
Vậy nên lần sau nếu cảm thấy khó chịu với việc đợi chờ lê thê cho quy trình kiểm tra an ninh, hãy nhớ lại bài học lịch sử trên nhé.
Không gian rộng rãi
Trên những chuyến bay thập niên 60, hành khách dường như không phải đắn đo lựa chọn giữa hạng phổ thông và thương gia vì gần như không có quá nhiều sự khác biệt giữa chúng.
[tinmoi]
Ngay cả sau khi các hãng hàng không bắt đầu bổ sung khu vực hạng nhất, hành khách phổ thông vẫn có chỗ để chân nhiều hơn đáng kể so với trên máy bay hiện đại. Hành khách hạng nhất được ở trong phòng khách sạn đúng nghĩa, có giường nằm.
Trong khi đó, chỗ ngồi hạng phổ thông có không gian tương đương ghế thương gia trên chuyến bay hiện tại.
Tuy vậy, trải nghiệm bay chưa chắc đã thoải mái hơn
Những chiếc máy bay cánh quạt vào thập niên 50 tạo ra rất nhiều tiếng ồn. Chưa kể, máy bay không được ổn định áp suất trong khoang nếu chưa vượt quá 3.000-4000 mét độ cao.
Các động cơ và trang thiết bị lạc hậu hơn đồng nghĩa với việc hành khách cũng phải chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ nhiễu động và thời tiết xấu, nên việc sử dụng túi say vào thời điểm đó phổ biến hơn giờ rất nhiều.
Chưa kể, việc di chuyển bằng đường hàng không lúc đó vô cùng bất tiện so với hiện tại. Các máy bay không thể bay liên tục quá xa, và chỉ một chuyến đi từ bờ này sang bờ kia nước Mỹ có thể cần tới 4-5 chặng bay khác nhau. Nếu bay nội địa đã phức tạp như vậy, hãy tưởng tượng các chuyến bay quốc tế, với số hãng hàng không và điểm bay chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Giải trí rất hạn chế
Không giống ngày nay khi hành khách có thể thoải mái giết thời gian với các tiện ích truyền hình hay Wi-Fi, hành khách ở kỷ nguyên vàng gần như không có hình thức giải trí nào đáng kể.
Một dịch vụ phổ biến là các hãng hàng không sẽ phát bưu thiếp để hành khách viết thư, miêu tả lại hành trình của mình để gửi cho người thân khi hạ cánh. Hoặc, kỳ lạ hơn, họ cung cấp rượu miễn phí để giải khuây.
Việc hành khách đến nơi trong tình trạng say xỉn khá phổ biến vào thời kỳ đó. Ngoài ra, họ được cung cấp xì gà và thuốc lá để hút thỏa thích.
Các bữa ăn sang chảnh như tại nhà hàng
Đồ ăn hàng không hiện nay thường bị chế nhạo vì chất lượng hạn chế hoặc đôi khi là thảm họa. Nhưng trái ngược với điều đó, vào kỷ nguyên vàng, hành khách được thưởng thức những món sang chảnh như tôm hùm hoặc phần sườn prime rib trên máy bay.
Thức ăn và đồ uống được phục vụ trong đĩa sứ, ly thủy tinh sang trọng như khoang hạng nhất hiện tại và không hạn chế số rượu một người có thể uống. Ít ra thì, các hành khách với tâm hồn ẩm thực sẽ luôn háo hức với đặc quyền này.
Phải đợi rất lâu để lấy hành lý
Trước sự phát minh của hệ thống băng chuyền, hành khách phải trình diện vé cho một người porter khi hạ cánh để anh ta đi lấy hành lý giúp bằng tay. Việc này thường mất rất nhiều thời gian, đặc biệt nếu hành khách có nhiều kiện hàng, chưa kể việc phải tip cho porter.
Mặt tích cực là hạn chế cho số lượng hàng ký gửi chưa tồn tại và hành khách gần như có thể mang bao nhiêu hành lý mình muốn cũng được.
Nguồn: Ranker
Theo cafef
- Chia sẻ: