Ngoài hàng hóa, tàu của Trung Quốc mang theo gì?: Ngoại giao đường sắt của Trung Quốc
- Chia sẻ:
Ngoài hàng hóa, tàu của Trung Quốc mang theo gì?: Ngoại giao đường sắt của Trung Quốc - Thông tin vừa cập nhật bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Ngoài hàng hóa, tàu của Trung Quốc mang theo gì?: Ngoại giao đường sắt của Trung Quốc
Trung Quốc đã khởi động tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa từ trung tâm sản xuất và xuất khẩu ở bờ biển phía đông tới Lào – ví dụ mới nhất về “ngoại giao đường sắt”.
“Xuất khẩu tiêu chuẩn của Trung Quốc”
Bắc Kinh coi liên kết đường sắt là trụ cột chính của Sáng kiến Vành đai và Con đường, một chương trình đầu tư và cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD nhằm kết nối châu Á, châu Âu và châu Phi bằng một mạng lưới đường bộ, cảng và đường sắt.
Với mạng lưới đường sắt cao tốc hoạt động lâu nhất trên thế giới, Trung Quốc cũng hy vọng sẽ xuất khẩu công nghệ đường sắt của mình sang các nước đang phát triển.
Karl Yan, phó giáo sư Đại học Chiết Giang cho biết: “Các mục tiêu khá đơn giản – xuất khẩu các tiêu chuẩn của Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vốn và các ngành công nghiệp Trung Quốc ra toàn cầu, đồng thời giúp giải quyết tình trạng dư thừa công suất trong nước”.
Dragan Pavlicevic, một phó giáo sư của Đại học Xian Jiaotong-Liverpool, có trụ sở tại Tô Châu cho biết Bắc Kinh đang tìm cách cải thiện hồ sơ quốc tế của Trung Quốc bằng cách xuất khẩu công nghệ đường sắt.
Điều đó cũng có nghĩa là… thể hiện sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với sự phát triển và tăng trưởng của những nước khác thông qua phát triển cơ sở hạ tầng, xúc tiến thương mại và đầu tư, chuyển giao công nghệ và bí quyết của Trung Quốc, ông Dragan Pavlicevic nói.
“Người ta có thể nói rằng các dự án đường sắt, theo nghĩa đó, cũng nhằm đóng góp vào sức mạnh mềm của Trung Quốc”, Phó GS Đại học Xian Jiaotong-Liverpool nói thêm.
Hàng Trung Quốc sang các nước nhiều hơn chiều ngược lại
Kể từ sau đại dịch, hàng chục tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa đã được thiết lập giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, hiện là thị trường chính cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc,
Tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào dài 1.035 km (643 dặm) bắt đầu hoạt động ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Lào Thongloun Sisoulith cùng tuyên bố khai trương.
Chuyến hàng đầu tiên rời Yiwu, một trung tâm xuất khẩu lớn bên ngoài Thượng Hải, gồm 70 container bao gồm hàng dệt may, thiết bị gia dụng, linh kiện cơ khí và phân bón, khởi hành vào ngày 14/12/2021.
Tàu đi đến Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, trước khi đến Mohan, một thị trấn biên giới của Trung Quốc, từ đó đến Vientiane, thủ đô của Lào và đến nơi vào ngày 21/12/2021.
[tinmoi]
Meng Wei, phát ngôn viên của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cho biết khi tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào kết nối với mạng lưới đường sắt Thái Lan, các nước Đông Nam Á sẽ tiếp cận nhiều hơn với thị trường Trung Quốc, và thậm chí đến châu Âu thông qua tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu Express.
Một nhà phân tích của Trung Quốc giấu tên cho biết, căng thẳng gia tăng ở trên biển đã buộc Bắc Kinh phải chuyển sang các tuyến đường bộ.
Theo nhà quan sát này, việc thúc đẩy các dự án liên quan đến Vành đai và Con đường bằng đường biển trở nên rất khó khăn vì căng thẳng trên biển. Thay vào đó, đi bằng đường bộ cũng có thể tránh được tắc nghẽn có thể xảy ra trên biển và đó là lý do tại sao Tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu hiện được kết nối với Thượng Hải, mặc dù đây là một thành phố cảng.
Trong trường hợp của Đông Nam Á, phần lớn thương mại của Trung Quốc vẫn được tiến hành bằng đường biển. Ngay cả đối với một quốc gia không giáp biển như Lào, gần đây nhất vào năm 2016, chỉ 1,6% thương mại giữa 2 nước là qua đường bộ.
Tuy nhiên, thương mại trên bộ đã chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ trong những tháng qua khi vận chuyển đường biển và đường hàng không bị gián đoạn và tăng giá vì Covid.
Theo Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc, Tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu hiện có 73 tuyến vận chuyển hàng hóa kết nối 174 thành phố ở 23 quốc gia châu Âu.
Trong 11 tháng đầu năm nay, 13.817 chuyến tàu hàng đã được vận chuyển từ Trung Quốc đến châu Âu.
Nhưng các nhà quan sát cho biết vẫn còn phải theo dõi sự bùng nổ, một phần được thúc đẩy bởi đại dịch, có thể kéo dài bao lâu khi vận tải biển, thường rẻ hơn vận tải đường sắt, được khôi phục và khi các khoản trợ cấp của chính phủ bị không được tiếp tục.
Ngoài ra, Phó GS Pavlicevic cho biết sự mất cân bằng trong dòng chảy thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu là một thách thức lớn để làm cho liên kết đường sắt bền vững.
Hàng xuất khẩu từ Trung Quốc vào các nước khác nhiều hơn so với hàng nhập khẩu vào Trung Quốc qua hành lang đường sắt này, Pavlicevic nói.
Kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu thúc đẩy ngoại giao đường sắt vào năm 2011, một số dự án đã bị đình trệ, do cáo buộc khiến các quốc gia sở tại mắc nợ và lo ngại rằng dòng lao động Trung Quốc sẽ khiến người dân địa phương mất việc làm.
Hai tuần trước, Bangladesh cho biết họ đang tìm kiếm nguồn vốn mới cho 2 dự án đường sắt. Cả hai dự án đã được nhất trí trong chuyến thăm của ông Tập tới Dhaka vào năm 2016 nhưng Bangladesh kể từ đó đã cắt giảm ngân sách cho các thỏa thuận và 2 công ty nhà nước của Trung Quốc đã rút lui.
Theo cafef
- Chia sẻ: