Lazada
Shopee 16-21/11/2021

Hình thức mua sắm kết hợp giải trí lên ngôi

Ngày đăng: 01-12-2020
Hình thức mua sắm kết hợp giải trí lên ngôi

Hình thức mua sắm kết hợp giải trí lên ngôi - Thông tin vừa cập nhật bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Hình thức mua sắm kết hợp giải trí lên ngôi

Các sàn thương mại điện tử đã ý thức được việc “đốt tiền” vào giảm giá đơn thuần chưa đủ để giữ chân khách hàng lâu dài.

Là thành viên của trang Facebook Lazada Shopee Xiaomi Việt Nam, chị Hoài Anh (quận 8, TP HCM) thường xuyên truy cập vào để tìm hiểu và chia sẻ cách “săn” mã giảm giá, chơi các game (trò chơi) tương tác để đổi thưởng, theo dõi livestream của người nổi tiếng nhằm giảm căng thẳng cũng như canh “deal chớp nhoáng”.

Thu hút thêm nhóm khách hàng thụ động

“Mỗi ngày bỏ ra vài phút chơi game trên ứng dụng, tôi đã tích được kha khá phiếu giảm giá để mua sắm từ vật dụng cá nhân đến nhu yếu phẩm cho gia đình” – chị Hoài Anh cho biết.

Không riêng chị Hoài Anh, phần lớn tín đồ mua sắm online trong khoảng 1-2 năm gần đây đều ít nhất một lần tiếp cận các hình thức mua hàng kết hợp giải trí (shoppertainment) trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Shoppertainment được khởi xướng lần đầu tiên bởi sàn TMĐT Alibaba khoảng 10 năm trước thông qua lễ hội mua sắm trực tuyến ngày Độc thân (Single Day) 11-11 với hàng loạt chương trình như lễ hội đếm ngược, trình diễn âm nhạc – thời trang, trò chơi tương tác trực tiếp… Hiệu quả của hình thức này đã vượt ngoài sức tưởng tượng khi Single Day trở thành ngày mua sắm lớn nhất thế giới, vượt qua Black Friday, Cyber Monday… của các nước phương Tây.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp (DN) TMĐT cũng bắt đầu chuyển hướng sang chiến lược marketing thiên về giải trí, gia tăng trải nghiệm vui vẻ cho khách hàng kể từ năm 2019, sau một thời gian khá dài chạy đua “đốt tiền” vào giảm giá, khuyến mại. Chiến lược này giúp DN tăng doanh thu nhờ lôi cuốn được một phần không nhỏ khách hàng mua sắm thụ động khi tương tác với các trò chơi, bên cạnh nhóm khách hàng chủ động vừa mua sắm vừa giải trí trên sàn.

Thiết kế chiến lược shoppertainment gần như sớm nhất trên thị trường là Lazada, một phần bởi sàn TMĐT này là một thành viên của Tập đoàn Alibaba. Trong đó, nổi bật là LazGame gồm tập hợp các trò chơi sáng tạo, đồ họa bắt mắt và tự động bổ sung phần thưởng là phiếu mua hàng vào kho giảm giá của người dùng… Ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam, cho biết tại lễ hội mua sắm 11-11 vừa qua, Lazada ghi nhận lượng đơn hàng và khách hàng mua sắm trên LazMall (gian hàng chính hãng) tăng gấp đôi so với năm ngoái, một phần chính nhờ hình thức shoppertainment.

Dịp 11-11, Shopee cũng ghi nhận hơn 20 triệu giờ xem trên Shopee Live và hơn 2,5 tỉ lượt tham gia các trò chơi trên ứng dụng, cho thấy người tiêu dùng ngày càng yêu thích các chương trình giải trí có kèm quà tặng. Sàn này cũng tỏ ra thức thời khi ngay từ năm 2019 đã xác định: “Vui vẻ chính là yếu tố trọng tâm trong trải nghiệm mà Shopee mang đến cho người dùng”.

Tuy lép vế nhưng Sendo, Tiki cũng nỗ lực cạnh tranh bằng các chiến dịch livestream sử dụng các nhân vật có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng để lôi kéo khách hàng.

Ngày hội mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday) 2020 vừa được Bộ Công Thương bấm nút khởi động vào ngày 19-11 vừa qua cũng lấy chủ đề “Siêu sao siêu sale”, cho thấy một cách tiếp cận mới của TMĐT gần đây.

[tinmoi]

Các sàn thương mại điện tử đang tích hợp nhiều tiện ích, dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng cũng như các đơn vị tham gia kinh doanh trên sàn. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Chiến lược lâu dài

Bà Nguyễn Thúy Hằng, Giám đốc Marketing Lazada Việt Nam, cho hay phần lớn nguồn lực marketing của sàn này đều hướng tới việc tăng trưởng số lượng người mua sắm trên ứng dụng mỗi ngày thông qua những trải nghiệm mua sắm thú vị nhất. “Lazada đang xây dựng một hệ sinh thái TMĐT tăng trưởng lành mạnh và bền vững. Theo đó, hoạt động marketing của chúng tôi không chạy theo những mục tiêu thời vụ mà muốn định hình thành một điểm đến để người tiêu dùng có thể mua sắm, giải trí, trải nghiệm cùng bạn bè. Chẳng hạn, chúng tôi đã tiên phong giới thiệu hình thức livestream trên sàn TMĐT tại Việt Nam. Đó là một nền tảng livestream hàng đầu với hơn 1.000 tập, có những lúc thu hút đến hơn 1 triệu người xem mỗi ngày” – bà Hằng thông tin.

Giới chuyên gia TMĐT nhận định xu thế các nhà bán lẻ trực tuyến đưa yếu tố giải trí kết hợp với mua sắm online chứng tỏ họ ngày càng ý thức rằng giảm giá đơn thuần là chưa đủ mà phải cạnh tranh để giữ chân những nhóm khách hàng ưa thích cái mới, lạ. Do vậy, thay vì chỉ nhắm vào các chương trình ưu đãi, giảm giá, các nhà bán lẻ cần đầu tư mạnh hơn vào shoppertainment cùng với cải tiến những hình thức thanh toán online sẽ là xu hướng lâu dài trong thời gian tới.

Chuyên gia marketing Hoàng Tùng cho hay hình thức livestream bán hàng đã được nhiều DN triển khai từ lâu, đặc biệt có nhiều nhãn thời trang Việt đi lên từ livestream và bán hàng trên Facebook trước khi phát triển thành những chuỗi lớn sau này. “Hình thức livestream bán hàng tương tác với KOLs (nhân vật có ảnh hưởng – PV) trên các sàn TMĐT có một điểm ưu việt hơn nữa, chính là tệp khách hàng trên các sàn TMĐT có khả năng sẵn sàng mua cao hơn rất nhiều so với trên nền tảng Facebook. Ngoài ra, những quy trình còn lại như giao vận, tư vấn trên sàn TMĐT cũng được gói gọn lại và ưu việt hơn cho DN kinh doanh rất nhiều…” – ông Hoàng Tùng nhận định.

Chuyên gia marketing Hoàng Tùng cũng khẳng định livestream bán hàng dưới sự hợp tác của KOLs là cơ hội cho những DN biết biến chuyển nhanh, sẵn sàng thay đổi cùng với sự lớn mạnh của các sàn TMĐT và thói quen tiêu dùng mới của khách hàng.

Xu hướng của tương lai

Nêu thực tế ở Trung Quốc, có những ngôi sao livestream bán hàng đạt doanh số hàng triệu USD, chuyên gia Hoàng Tùng cho rằng đây là xu hướng của tương lai khi sự tương tác trở nên nhanh hơn, trực tiếp hơn và kích thích hành vi mua hàng tốt hơn rất nhiều. “Ngay cả các CEO (giám đốc điều hành) nổi tiếng cũng tận dụng hình thức này, vừa để bán hàng vừa để tiếp cận gần hơn với khách hàng, như tỉ phú Jack Ma đã từng livestream bán hàng. Hiện nay, kể cả nông dân cũng bán hàng livestream, bán nông sản trực tiếp từ khu vườn, mảnh ruộng của mình cho khách hàng trên sàn TMĐT. Tại Việt Nam, chúng ta cũng đang bắt đầu xuất hiện những ngôi sao bán hàng livestream trên các sàn TMĐT hay các nền tảng khác như TikTok. Đây là hình thức gia tăng doanh số rất hiệu quả và đã chứng minh được tiềm năng cực kỳ lớn” – ông Tùng nói thêm và cũng nhấn mạnh người bán hàng, thậm chí chủ DN, cần phải xuất hiện ở nơi khách hàng có mặt với những hoạt động gần gũi nhất.

Theo cafef

TÍNH LÃI LỖ MUA BÁN VÀNG
Chọn loại vàng đầu tư:
Ngày mua:
Số lượng mua (chỉ)
Ngày bán:
Email (nhận tin mới):
Đăng ký ngay thông tin
để được nhận thông tin mới nhất