Lazada
Shopee 16-21/11/2021

Giám sát để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Ngày đăng: 22-12-2023
Giám sát để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Giám sát để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc - Tin hôm nay đăng bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Giám sát để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Thông qua hoạt động giám sát về việc thực hiện chính sách “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” tại 3 xã và 5 huyện, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Bình đã có những kiến nghị, đề xuất cụ thể.

TIN MỚI

Bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Quảng Bình có nhiều đổi thay khi thực hiện Chương trình MTQG 1719. Ảnh: Xuân Thi.

Tỉnh Quảng Bình có 15 xã và 3 bản ở 5 huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy được thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021- 2030. Để đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình sát đúng với tình hình thực tế tại địa phương; đồng thời để phát hiện những sai sót, tồn tại, vướng mắc cần khắc phục, chấn chỉnh trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719; tại các huyện đã ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát tình trạng nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Qua rà soát, các địa phương đã lập danh sách về đất ở có 636 đối tượng; nhà ở có 1.997 đối tượng; đất sản xuất có 1.224 đối tượng cần được hỗ trợ thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

Từ thực tế tại địa phương được thụ hưởng Dự án 1 Chương trình MTQG 1719, một số hộ đồng bào chưa có đất ở, phần lớn được bố trí ổn định dân cư theo hình thức xen ghép vào các điểm dân cư hiện có. Trong khi đó, quỹ đất ở các địa phương không còn để giao, cải tạo bố trí đất ở cho các hộ dân. Bên cạnh đó, việc cho, tặng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa thực hiện được do các hộ gia đình, chủ đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Quy định về định mức hỗ trợ nhà ở và nguồn đối ứng của tỉnh cho đồng bào đang còn thấp (Trung ương hỗ trợ tối thiểu 40 triệu đồng, tỉnh hỗ trợ tối thiểu 4 triệu đồng), trong khi đó dự toán làm nhà ở (theo phong tục tập quán của địa phương, bảo đảm 3 cứng, diện tích trên 30m2, đảm bảo tuổi thọ hơn 20 năm) thì kinh phí xây dựng khoảng 100 đến 120 triệu đồng/nhà. Trong khi đó các đối tượng thụ hưởng là hộ đồng bào nghèo không có nguồn vốn đối ứng và các hộ chưa mạnh dạn vay vốn…

Hiện nay, các hộ gia đình đồng bào DTTS sinh sống gần rừng nhưng thiếu đất sản xuất theo định mức quy định (đối với đất trồng cây hàng năm khác 0,65ha/hộ; đất rừng sản xuất 2,5ha/hộ). Tuy nhiên, các địa phương không có quỹ đất để thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để giao đất cho người dân; hoặc có quỹ đất nhưng địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, kinh phí thực hiện cao nên rất khó khăn cho việc cải tạo…

[tinmoi]

Từ thực tế ở cơ sở, đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Bình đã có những đề xuất cụ thể, thiết thực phù hợp với tình hình thực tế và cuộc sống của người dân ở mỗi địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cụ thể, đối với trường hợp hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình về đất ở, nhà ở, đất sản xuất thì không thực hiện theo cơ chế vốn đầu tư mà chuyển sang bố trí vốn thực hiện theo cơ chế cấp phát (như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững).

Theo kiến nghị của đoàn giám sát, cần phải nâng kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ đồng bào DTTS và miền núi tối thiểu 80 triệu đồng/nhà xây mới, để các gia đình được thụ hưởng có điều kiện làm nhà ở. Tăng nguồn kinh phí đối ứng của tỉnh để hỗ trợ làm nhà tối thiểu 20 triệu đồng để hỗ trợ làm nhà ở. Bởi từ thực tế, các gia đình được thụ hưởng là hộ nghèo, điều kiện kinh tế rất khó khăn, không có tiền để đối ứng. Quảng Bình là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên nhà ở phải kiên cố, đảm bảo 3 cứng.

Về đất sản xuất cho các hộ đồng bào, đoàn giám sát đề xuất, các địa phương phối hợp với các sở, ngành, các nông, lâm trường trên địa bàn rà soát lại quỹ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng và thực hiện việc bốc tách, thu hồi một phần diện tích đất có vị trí thuận lợi để giao về cho địa phương (huyện, xã) xây dựng phương án giao đất ở, đất sản xuất cho bà con đồng bào DTTS quản lý và sử dụng.

Đơn cử, về nhu cầu đất ở, đất sản xuất giai đoạn 2021-2025 của 3 xã Kim Thủy, Lâm Thủy, Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy) dự kiến khoảng 22ha đất ở, 1.000ha đất sản xuất. Tại xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh), đề nghị bóc tách, thu hồi 330ha đất rừng sản xuất giao cho UBND xã Trường Sơn quản lý. Tại huyện Bố Trạch phối hợp thực hiện công tác rà phá bom mìn tại các diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Thượng Trạch để người dân có thêm đất sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS…

Ông Trần Quang Minh – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Bình, trưởng đoàn giám sát việc thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG 1719 cho biết, phát huy vai trò của Mặt trận trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về đồng bào DTTS và miền núi, cùng với công tác tuyên truyền, vận động mục đích, ý nghĩa của chương trình trong đồng bào DTTS và miền núi, Mặt trận tỉnh đã phát huy vai trò giám sát để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chương trình MTQG 1719.

Theo cafef

TÍNH LÃI LỖ MUA BÁN VÀNG
Chọn loại vàng đầu tư:
Ngày mua:
Số lượng mua (chỉ)
Ngày bán:
Email (nhận tin mới):
Đăng ký ngay thông tin
để được nhận thông tin mới nhất