Giá vàng hôm nay 24/7/2020: Giá vàng có tăng lên 60 triệu đồng/lượng?
- Chia sẻ:
Giá vàng hôm nay 24/7/2020 Giá vàng có tăng lên 60 triệu đồng/lượng? cùng nhiều rủi ro được chuyên gia phân tích. Xem ngay giá vàng hôm nay 24/7/2020.
Giá vàng hôm nay 24/7/2020: Giá vàng có tăng lên 60 triệu đồng/lượng? Các chuyên gia đều cho rằng rất khó để giá vàng trong nước tăng lên mức 60 triệu đồng/lượng trong ngắn hạn dù kim loại quý đang có đà tăng mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Giá vàng thế giới và trong nước đang bước vào xu hướng tăng mạnh nhất từ đầu năm 2020.
Trong khi kim loại quý thế giới chỉ mất hơn 1 tuần để tăng từ vùng 1.800 USD lên 1.870 USD/ounce hiện tại, vàng trong nước cũng chỉ mất chưa đẩy 2 tuần để tăng từ mức 49 triệu đồng/lượng lên gần 55 triệu đồng.
Phiên hôm nay (23/7), vàng miếng đang được Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 53,6-54,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). So với hôm qua, giá tại đây đã tăng hơn một triệu đồng, và là vùng giá cao nhất trong lịch sử vàng trong nước.
Vàng thế giới hiện cũng giao dịch phổ biến ở ngưỡng 1.880 USD/ounce, quy đổi ra tiền Việt có giá 53 triệu đồng, thấp hơn giá trong nước khoảng 1 triệu đồng.
Nói với Zing, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), cho rằng vàng thế giới tăng mạnh từ đầu tuần đến nay vẫn dựa vào những trợ lực có sẵn. Lý do từ tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới suy giảm, cho tới các chính sách nới lỏng tiền tệ, hỗ trợ thanh khoản của ngân hàng trung ương các nước.
Tuy vậy, rất khó để vàng trong nước có thể chạm mốc 60 triệu đồng/lượng trong ngắn hạn.
“Giá đỉnh lịch sử của vàng thế giới là 1.923 USD/ounce thiết lập hồi tháng 9/2011. Trong khi giá hiện nay mới ở mức 1.870 USD, còn khoảng 50-60 USD mới tới giá đỉnh. Và trong khoảng cách này vẫn còn 2-3 ngưỡng kiểm tra quan trọng nữa của vàng”, ông Hải phân tích.
Hiện tại, vàng trong nước đã cao hơn thế giới 1 triệu đồng. Nếu thế giới tăng thêm 50-60 USD để đạt đỉnh lịch sử (1.923 USD), tương đương mức 54 triệu đồng.Từ khoảng cách này lên 60 triệu sẽ tương đương khoảng 250 USD/lượng, quy đổi ra là gần 300 USD/ounce.
“Như vậy, để vàng trong nước đạt 60 triệu/lượng, vàng thế giới sẽ phải tăng lên trên 2.200 USD/ounce. Hiện nay, chưa có cơ sở để khẳng định giá thế giới sẽ vượt đỉnh 1.923 USD, chưa nói tới mức 2.000 USD”, ông Hải nhấn mạnh.
Vị chuyên gia cho rằng, dù dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, các trợ lực của vàng vẫn còn, không loại trừ kịch bản kim loại quý sẽ bị điều chỉnh trong tháng 9-10.
Nguyên nhân chính đến từ việc Tổng thống Donald Trump sẽ tìm mọi cách để tái đắc cử vào tháng 11. Trong đó, sẽ có các biện pháp kích thích kinh tế, hỗ trợ thị trường chứng khoán, dòng tiền sẽ bị hút từ vàng qua chứng khoán và giảm giá.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư vàng thế giới đã, đang, và sẽ chốt lời từ mức giá hiện tại cho tới khi đạt mốc 1.900 USD/ounce. “Nhà đầu tư thế giới bán khống, bán vàng giấy chứ không như Việt Nam là vàng thật. Vì vậy, áp lực chốt lời với kim loại quý thế giới là rất lớn, nhất là sau giai đoạn tăng mạnh vừa qua”, ông Hải nói.
Có góc nhìn lạc quan hơn, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, mọi kịch bản đều có thể xảy ra trên thị trường vàng. Mặt hàng này đã tăng lên gần 54 triệu/lượng, và khoảng cách này lên 60 triệu không phải mức quá xa đối với kim loại quý.
“Từ nay đến cuối năm còn 5 tháng, về lý thuyết vẫn có khả năng vàng đạt 60 triệu, nhưng tất cả nhà đầu tư đều hiểu thị trường vàng đang biến động rất mạnh. Vàng có thể giảm bất cứ lúc nào khi lực cầu suy giảm hoặc bị bán chốt lời”, ông lưu ý.
Vị chuyên gia cũng khẳng định quan điểm, vàng trong nước và thế giới tăng gần đây không phải do yếu tố cung cầu mà từ sự lo ngại của giới đầu tư trước các cuộc khủng hoảng y tế, kinh tế, chính trị, tiền tệ…
Phân tích tình hình giá vàng: Đầy rủi ro cho người mua
Dù các chuyên gia đều cho rằng vàng vẫn tăng trong ngắn hạn, việc tham gia thị trường hiện tại là cực kỳ rủi ro, nhất là với vàng trong nước.
Ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết, khi lãi suất xuống thấp cùng lượng tiền lớn từ các gói cứu trợ đổ vào thị trường sẽ dẫn tới các hàng hóa, bao gồm cả vàng tăng lên. Trong khi đó, vàng luôn là tài sản được tìm đến mỗi khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra.
“Tuy nhiên, bất cứ khi nào nhà kinh doanh vàng nới rộng chênh lệch mua bán tức là rủi ro cho người mua đang tăng cao”, ông nói. Chênh lệch giá 100.000-300.000 đồng/lượng được xem là bình thường với vàng trong nước, nhưng khi chỉ số này được đẩy lên trên dưới 1 triệu, là rủi ro đang ở mức rất cao.
Khi thị trường rủi ro, các doanh nghiệp thường cẩn thận mua vào với giá thấp và bán ra với giá cao để đẩy rủi ro giảm giá về phía người mua. Ngoài ra, các doanh nghiệp đang nhìn nhận giá kim loại quý thế giới tăng không phải do cung cầu mà do tồn tại yếu tố đầu cơ.
Giá vàng có tăng lên 60 triệu đồng/lượng? – 1
Các doanh nghiệp đang có xu hướng đẩy rủi ro về phía người mua vàng
Cùng quan điểm, ông Trần Thanh Hải cho biết, chênh lệch giá mua bán của vàng trong nước lên 1 triệu/lượng cho thấy thị trường này đang trong thời điểm cực kỳ nhạy cảm và rủi ro. Người dân, nhà đầu tư cá nhân cần bình tĩnh trước biến động này.
Vị chuyên gia phân tích thêm, xu hướng nói rộng chênh lệch giá lần này của các doanh nghiệp là tăng giá bán thay vì giảm giá mua. Hiện giá mua vào trong nước tương đương với giá bán của vàng thế giới, trong khi giá bán ra trong nước cao hơn thế giới xấp xỉ 1 triệu đồng.
“Giá vàng SJC công bố sáng nay (23/7 – PV) phản ánh rất đúng xu thế tăng của vàng khi giá bán trong nước cao hơn thế giới 1 triệu, giá mua trong nước bám sát giá bán thế giới, tức là vàng đang được nhà kinh doanh trong nước đánh lên”, ông Hải nhấn mạnh.
Phân tích rõ hơn, ông nói, bên ngoài thị trường có thể trầm lắng, nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ quan sát thay vì đổ xô đi mua, nhưng nhà buôn chuyên nghiệp thường có 1 quỹ vàng lớn để dự trữ làm trang sức để bán. Khi nhận thấy rủi ro trên thị trường, các doanh nghiệp có xu hướng bảo toàn vốn bằng cách đẩy chênh lệch giá mua bán lên cao, phòng ngừa giá giảm.
Tuy vậy, ông Hải cho rằng, với tình hình thị trường hiện nay chưa có hiện tượng bong bóng với kim loại quý như năm 2011. Trong lần bong bóng gần nhất, vàng trong nước cao hơn thế giới tới 3 triệu đồng/lượng, gấp 3 lần hiện tại.
Ngoài ra, xét về quan hệ cung cầu, vàng miếng SJC đang nằm trong tay độc quyền của Ngân hàng Nhà nước nên khó xảy ra hiện tượng làm giá như giai đoạn trước.
Đại diện một doanh nghiệp vàng lớn tại Hà Nội cũng cho biết, vàng đã tăng mạnh trong nhiều phiên gần đây nhưng không hề xuất hiện tình trạng người dân đổ xô đi mua, bán.
Doanh số mua, bán vàng tại một số điểm kinh doanh lớn chỉ tăng 10-20% so với tháng trước. Đặc biệt, lượng khách mua vẫn chiếm nhiều hơn lượng bán.
Một doanh nghiệp lớn khác cho biết, lượng khách tới mua vàng tăng so với tháng 6, nhưng sản phẩm bán ra chủ yếu là vàng trang sức thay vì vàng miếng nên không phải người dân mua vì nhu cầu đầu tư. Ở chiều ngược lại, người bán vàng cũng chủ yếu vì mục đích cá nhân và không xuất hiện trường hợp nào chốt lời một lúc hàng chục lượng vàng.
“Thời điểm này, người dân nên thận trọng khi mua vàng để đầu tư. Giá thế giới đã tăng khá nóng trong một tuần gần nhất, khi nhà đầu tư thế giới chốt lời, rất có thể giá sẽ giảm mạnh ảnh hưởng tới vàng trong nước”, vị đại diện này khuyến cáo.
- Chia sẻ: