Lazada
Shopee 16-21/11/2021

Đứa trẻ đào khoai thành tỷ phú khét tiếng nhờ triết lý ‘biến đồng tiền thành nô lệ’: Chân dung ông vua dầu mỏ John D. Rockefeller

Ngày đăng: 15-03-2022
Đứa trẻ đào khoai thành tỷ phú khét tiếng nhờ triết lý ‘biến đồng tiền thành nô lệ’: Chân dung ông vua dầu mỏ John D. Rockefeller

Đứa trẻ đào khoai thành tỷ phú khét tiếng nhờ triết lý ‘biến đồng tiền thành nô lệ’: Chân dung ông vua dầu mỏ John D. Rockefeller - Tin hôm nay đăng bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Đứa trẻ đào khoai thành tỷ phú khét tiếng nhờ triết lý ‘biến đồng tiền thành nô lệ’: Chân dung ông vua dầu mỏ John D. Rockefeller

Tên tuổi của John D. Rockefeller, vị tỉ phú được cho là bị cả châu Mỹ ghét cay đắng tượng trưng cho quyền lực và sự thành công của giấc mộng Mỹ.

Chân dung ông 'vua dầu mỏ' John D. Rockefeller: Đứa trẻ đào khoai thành tỷ phú khét tiếng nhờ triết lý ‘biến đồng tiền thành nô lệ’

Trải dài theo con phố 48 và 51, trong khu đại lộ Số 5 và Số 6 của thành phố New York ngày nay là tổ hợp gồm 19 tòa cao ốc thương mại hàng chục tầng. Những bất động sản này trải rộng trên diện tích 89.000 m2, thuộc Trung tâm Rockefeller (Rockefeller Center) – nơi được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia hồi năm 1987. Nó được đặt theo tên của John Davison Rockefeller, người được cả thế giới mệnh danh là “Ông vua dầu lửa”.

Gia tộc Rockefeller từng được xem là “trụ cột của nước Mỹ”, với sức ảnh hưởng lớn vô cùng, cả về kinh tế lẫn chính trị. Tên tuổi của Rockefeller, vị tỉ phú được cho là bị cả châu Mỹ ghét cay đắng vì quá giàu này, theo đó tượng trưng cho quyền lực và sự thành công của giấc mộng Mỹ.

John D. Rockefeller sinh năm 1839 tại New York trong một gia đình nghèo không mấy đủ đầy. Trong khi người cha nổi tiếng là gã bất tài chuyên đi lừa gạt thì mẹ ông, bà Eliza lại dạy dỗ Rockefeller trở thành một đứa trẻ siêng năng, tiết kiệm và giàu lòng trắc ẩn. Niềm yêu thích lao động và bản tính “cho đi để nhận lại” của John D. Rockefeller cũng được hình thành từ đó.

Ngay từ nhỏ, Rockefeller đã là một người giỏi tranh luận và có tư duy số học tuyệt vời. Cậu học giỏi vượt trội, thậm chí có thể giải nhẩm những bài toán khó. Sau này, ông mới kể lại rằng, chính bố là người đã dạy mình những bài học kinh doanh vỡ lòng đầu tiên, trong khi mẹ là người dạy ông cách vun vén, làm việc siêng năng, và đặc biệt là biết cách làm người.

Trong suốt cuộc đời mình, tiền bạc đối với Rockefeller luôn có một ma lực đầy ám ảnh. Năm lên 7, cậu bé này đã bắt đầu “thương vụ làm ăn” đầu tiên: nuôi vài con gà tây, chăm sóc rồi bán chúng. Cậu còn đào khoai tay giúp hàng xóm rồi dùng tiền mua kẹo, sau đó chia thành nhiều miếng nhỏ và bán lại cho các anh chị em để lấy chút tiền lời. Chẳng mấy chốc, cậu bé Rockefeller 12 tuổi đã tiết kiệm được hơn 50 USD.

Cậu cho một nông dân trong làng vay số tiền này với lãi suất 7%, trả trong 1 năm. Sau khi nhận lại cả vốn lẫn lãi, trong Rockefeller đã nhen nhóm đam mê làm giàu. Với ông, tiền phải sinh tiền, lãi mẹ đẻ lãi con, càng nhiều càng tốt.

“Ấn tượng sâu sắc đầu tiên của tôi là hãy để đồng tiền làm nô lệ cho mình, chứ không được biến mình thành nô lệ cho đồng tiền”, ông chia sẻ.

Năm 16 tuổi, Rockefeller theo học nghề kế toán. Mức lương dù ít ỏi song ông vẫn dành dụm được chút vốn để mở một công ty chuyên bán ngũ cốc, rau quả, thực phẩm và thức ăn gia súc. Công ty sau đó nhanh chóng ăn nên làm ra và đạt nhiều số liệu doanh thu đáng nể, thậm chí là kỳ tích đối với một doanh nghiệp nhỏ lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, sau Nội chiến, Rockefeller nhận ra tương lai cho ngành vận tải nông nghiệp là hữu hạn. Ông dự đoán rằng hệ thống đường sắt Trung Tây mới nổi sẽ trở thành huyết mạch chính và Cleveland, nơi có thể tiếp cận cả tuyến giao thông đường sắt và đường thủy, sẽ là vùng đất đầy màu mỡ đối với các mặt hàng công nghiệp.

Sau cơn sốt điên cuồng của dầu mỏ và sự ra đời của tuyến đường sắt Đại Tây Dương, Rockefeller đã tìm thấy cơ hội cho mình. Năm 1863, ông, Maurice Clark và Samuel Adams – người đang sở hữu một số bằng sáng chế phát minh chế biến dầu thô thành xăng chất lượng cao đã bắt tay nhau gây dựng một công ty lọc dầu mới.

Đến khi chiến tranh kết thúc, Rockefeller sở hữu một khoản vốn đủ lớn và quyết định thành lập công ty dầu mỏ Standard Oil. Đứa con tinh thần sau đó đã trở thành một đế chế hùng mạnh nắm trong tay quyền kiểm soát 90% công suất lọc dầu của nước Mỹ hồi năm 1877 – thời điểm Rockefeller mới chỉ 38 tuổi.

Năm 1916, ông chủ Standard Oil trở thành vị tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ. Khối tài sản của Rockefeller khi đó chiếm tới gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia, và nếu được điều chỉnh theo lạm phát thì hiện tại, gia tài này thậm chí còn có thể vượt qua cả Elon Musk – tỷ phú giàu nhất thế giới.

Là người giàu nhất nước Mỹ thời bấy giờ, từng phát ngôn và hành động của ông đều được các phương tiện truyền thông đưa tin và phân tích tỉ mỉ. Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ đỉnh cao và trở thành tâm điểm của công chúng, Rockefeller vẫn là một ẩn số. Ông dành phần lớn thời gian sau tấm kính bao quanh văn phòng, làm việc và tránh xa mọi tai tiếng.

Nhắc đến Rockefeller và Standard Oil, người ta không thể không kể đến “Cuộc tàn sát Cleveland” năm 1872. Khi đó, công ty này đã kiểm soát tới 25% ngành công nghiệp dầu lửa Mỹ và dần tạo nên vị thế độc quyền với những “xúc tua bạch tuộc” không ngừng mở rộng.

[tinmoi]

Năm 1873, nền kinh tế Mỹ bắt đầu lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Hàng loạt ngân hàng và công ty đường sắt phá sản, trong khi thị trường chứng khoán cũng buộc phải đình chỉ giao dịch tạm thời. Khi đó, người ta tự hỏi nhau rằng “Ai cần dầu của Rockefeller trong tình cảnh này chứ?”.

Tuy nhiên, bất chấp việc giá dầu lao dốc xuống chỉ còn 48 cent, Rockefeller tiếp tục mua lại các công ty đối thủ, đồng thời huy động vốn để thâu tóm họ trong tương lai bằng cách cắt giảm cổ tức. Theo Forbes, Standard Oil đã thu phục được 22 trên 26 đối thủ cạnh tranh, thần tốc đến mức khiến cả nước Mỹ ngỡ ngàng.

Đứng trên đỉnh vinh quang, Rockefeller vô hình chung làm dài thêm danh sách những kẻ ganh ghét, đố kị. Các tay săn tin luôn tìm mọi cách để vạch trần “mánh” thâu tóm thị trường của ông vua dầu mỏ, trong khi tầng lớp chính trị gia lăm le tìm kẽ hở để săm soi, tố cáo và chia nhỏ đế chế dầu mỏ Standard Oil.

Theo Forbes, tác giả viết tiểu sử gia tộc Rockefeller cho biết: “Rockefeller từ một triệu phú đơn thuần, với giá trị tài sản ước tính khoảng 300 triệu USD vào năm 1911 đã trở thành tỷ phú đầu tiên trong lịch sử. Thời điểm không còn ngồi chiếc ghế chủ tịch Standard Oil, người đàn ông này vẫn nắm giữ số lượng cổ phiếu khổng lồ”. Standard Oil lớn mạnh đến mức đến Cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt cũng phải tìm cách kìm hãm đế chế hùng mạnh này.

Người ta vẫn nói “Không ai giàu ba họ”, cũng bởi hầu hết các gia tộc giàu có thường phải chấm dứt thời kỳ hưng thịnh sau khi thế hệ con cháu tranh chấp tài sản và tiêu túng phóng tay.

Tuy nhiên, lịch sử đã không lặp ở gia tộc Rockefeller. Đã hơn 100 năm kể từ khi John Davison Rockefeller thành lập công ty Standard Oil, nền móng cho đế chế dầu mỏ vào cuối thế kỷ 19 và trở thành tỷ phú đầu tiên của Mỹ, song gia tộc đã bước sang đời thứ bảy này vẫn duy trì khối tài sản hơn 11 tỷ USD, tính đến năm 2016.

Khó tin hơn cả, gia tộc Rockefeller chưa từng kinh qua bất kỳ bê bối, tranh chấp hay kiện tụng – những câu chuyện tưởng chừng như “muôn thuở” trong hầu hết các gia đình hào môn. Hơn 250 người con, cháu của John D. Rockefeller và bà Laura Spelman Rockefeller cho đến nay vẫn sống rất hạnh phúc, đoàn kết và thuận hoà.

Hơn hết, các thành viên của gia tộc Rockefeller đều rất giỏi giang. Cháu trai Nelson Rockefeller 4 nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức thống đốc bang New York và đến năm 1974 thì được bổ nhiệm làm Phó Tổng thống Mỹ. Tỷ phú Lawrence Rockefeller, cháu trai thứ ba của John D. Rockefeller được cho là doanh nhân tài giỏi nhất trong 6 anh chị em, trong khi David Rockefeller, cháu trai cuối cùng của gia tộc cũng là một doanh nhân, nhà từ thiện nổi tiếng nước Mỹ.

Theo CNBC, bí quyết nằm ở chính những giá trị gia đình truyền thống mà gia tộc này gây dựng được trong suốt nhiều năm, yếu tố chính giúp họ gắn bó và gìn giữ sự giàu có đến tận 3 đời.

Họp mặt gia đình là một ví dụ. David Rockefeller cho biết: “Chúng tôi gặp nhau hai lần trong năm, thường là sum họp ở cùng một phòng và thưởng thức bữa trưa Giáng sinh hơn 100 người.”

Chất keo bền chặt nhất giúp gia đình Rockefeller gắn kết nằm ở chính giá trị cốt lõi, cụ thể là lòng nhân ái. Các quỹ gia đình lớn nhỏ của gia tộc, bao gồm Quỹ Rockefeller, Quỹ Anh em Rockefeller và Quỹ David Rockefeller có tổng tài sản lên tới hơn 5 tỷ USD, tính đến năm 2016. Các thành viên luôn được khuyến khích tham gia để duy trì những giá trị gia đình tốt đẹp như “câu thần chú” được khắc trên đá tại Trung tâm Rockefeller: “Mỗi quyền lợi đều gắn liền với một trách nhiệm. Mỗi cơ hội đều gắn liền với một nghĩa vụ và mỗi sự sở hữu đều gắn liền với một bổn phận”.

“Tất nhiên, sự giàu có của chúng tôi đến từ công việc kinh doanh dầu mỏ của Standard Oil. Tuy nhiên, sự giàu có đôi khi lại khiến các gia đình tan vỡ, xung đột, và may mắn là Standard Oil đã không đẩy chúng tôi rời xa nhau”, David Rockefeller chia sẻ.

Gia tộc này quan niệm những đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có thường dễ bị cám dỗ bởi vật chất hơn những đứa trẻ bình thường, vậy nên thế hệ tiếp nối của John D. Rockefeller ngay từ nhỏ đã được răn dạy phải dùng chính sức lao động của bản thân để tạo ra giá trị. Những người không dám nghĩ dám làm, ngại đối đầu với khó khăn và không thể điều khiển đồng tiền thì dù có được sinh ra trong gia đình giàu có, cuối đời vẫn có thể chết trong bần hàn.

Theo: CNBC, Forbes

Có một thứ còn quan trọng hơn cả tiền lãi trong đầu tư, thì ra tỷ phú Rockefeller và Allan Zeman đều dựa vào thứ này để trở nên giàu có

https://cafebiz.vn/chan-dung-ong-vua-dau-mo-john-d-rockefeller-dua-tre-dao-khoai-thanh-ty-phu-khet-tieng-nho-triet-ly-bien-dong-tien-thanh-no-le-20220314215848699.chn

Theo cafef

TÍNH LÃI LỖ MUA BÁN VÀNG
Chọn loại vàng đầu tư:
Ngày mua:
Số lượng mua (chỉ)
Ngày bán:
Email (nhận tin mới):
Đăng ký ngay thông tin
để được nhận thông tin mới nhất