Lazada
Shopee 16-21/11/2021

Cố vấn cao cấp của CIEM Raymond Mallon giải mã nguyên nhân Việt Nam khó để tư nhân dẫn dắt các dự án về giao thông

Ngày đăng: 15-05-2021
Cố vấn cao cấp của CIEM Raymond Mallon giải mã nguyên nhân Việt Nam khó để tư nhân dẫn dắt các dự án về giao thông

Cố vấn cao cấp của CIEM Raymond Mallon giải mã nguyên nhân Việt Nam khó để tư nhân dẫn dắt các dự án về giao thông - Tin tức được cập nhật bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Cố vấn cao cấp của CIEM Raymond Mallon giải mã nguyên nhân Việt Nam khó để tư nhân dẫn dắt các dự án về giao thông

Là một người Úc lớn lên trong bối cảnh khi báo đài chỉ nhắc đến Việt Nam với chiến tranh, sau khi tốt nghiệp đại học, Raymond Mallon quyết định phải đến đây một lần trong đời. Và từ khi tới đất nước này, ông đã sống ở đây 30 năm với vợ người Việt Nam và 2 con gái.

Cố vấn cao cấp của CIEM Raymond Mallon giải mã nguyên nhân Việt Nam khó để tư nhân dẫn dắt các dự án về giao thông

Ước mơ “phải tới Việt Nam một lần trong đời” của Raymond Mallon thành hiện thực khi nhiều tổ chức quốc tế như IMF, UNDP… mời ông làm cố vấn kinh tế tại Lào, Thái Lan và sau đó là Việt Nam.

Sau gần 30 năm sống tại Việt Nam, ông Raymond đã đóng vai trò cầu nối quan trọng tại dự án nghiên cứu kinh tế Việt Nam từ các tổ chức quốc tế như IMF, World Bank. Đồng thời, ông cũng là cố vấn cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) trong hơn 6 năm (2014 – 2020).

“Mọi thứ đang chuyển động quá nhanh, ngay cả ở những vùng xa xôi nhất là điều thu hút tôi mỗi ngày tại Việt Nam”, ông chia sẻ trong buổi trò chuyện với Trí Thức Trẻ.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Đặc biệt, hiện Việt Nam đang áp dụng mô hình kinh tế tập trung vào đầu tư, xuất khẩu và sản xuất, tương tự như trong quá khứ Hàn Quốc hay Singapore. Ông nghĩ gì về những mục tiêu này?

Mặc dù không có gì có thể đảm bảo 100%, nhưng dựa vào những thành tích trước đó, chúng ta có lý do chính đáng để tin rằng mục tiêu này trong tầm với. Tuy nhiên, theo tôi Việt Nam cần tập trung vào việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Điều này có nghĩa là đi vào sản xuất các ngành có giá trị gia tăng cao hơn, tiếp tục mở rộng sang sản xuất trong khu vực, giúp tăng năng suất – là yếu tố chủ chốt để tăng thu nhập.

Một yếu tố quan trọng khác đó là tập trung vào phát triển kỹ năng. Việt Nam có hệ thống giáo dục tiểu học và trung học rất tốt, nhưng đối với hệ thống giáo dục nghề và bậc đại học lại chậm hơn các nước khác, thậm chí phụ thuộc nhiều vào nền giáo dục nước ngoài. Như vậy, cần chú trọng đổi mới năng lực nghiên cứu trong các trường đại học, nhất là việc liên kết với các ngành công nghiệp.

Cuối cùng là cơ sở hạ tầng và thể chế thị trường. Khi một quốc gia ở giai đoạn đầu của nền công nghiệp, các thể chế liên quan đến quyền tài sản vẫn chưa quan trọng. Nhưng khi quốc gia đó ngày càng có vị thế trong chuỗi giá trị, quyền tài sản lại cần phải được chú trọng hơn, từ đó thúc đẩy cạnh tranh. Theo đó là những vấn đề khác như tiêu chuẩn quản lý môi trường, tiêu chuẩn chất lượng… đều đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

Trong thời gian qua, đâu là những lĩnh vực Việt Nam đã có sự cải thiện vượt bậc, thưa ông?

Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Lấy ví dụ như ngành viễn thông, khi tôi đến đây vào năm 1988, chỉ có 4 đường dây đến Moscow. Để gọi được một cuộc điện thoại, bạn phải đặt chỗ, rồi chờ hàng giờ đồng hồ. Chưa kể đến chi phí thì vô cùng đắt đỏ. Nói thể để thấy rằng, Việt Nam đã từ một hệ thống viễn thông kém nhất ở Đông Nam Á đến hiện tại là một trong những hệ thống tốt nhất khu vực, cả về tốc độ truy cập, chi phí, độ tin cậy.

Một lĩnh vực khác mà Việt Nam đã tạo ra rất nhiều thay đổi đó là ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo trong 2, 3 năm qua. Hy vọng một thời gian nữa, cơ sở hạ tầng cũng sẽ đạt được những kết quả như vậy.

Bên cạnh đó, vận tải hàng không, đường biển cũng có những tiến bộ mạnh mẽ trong 20 năm, từ việc chi phí gửi một container đến Tokyo, đến Mỹ vô cùng đắt đỏ, đến nay giá cước chỉ tương đương với một container sang Thái Lan.

Vậy còn những lĩnh vực Việt Nam cần tập trung cải thiện trong thời gian tới?

Nhiều vấn đề hiện nay được đặt ra, ví dụ như ùn tắc cảng tại TP. HCM, hoặc những vấn đề liên quan đến đường sắt Bắc – Nam. Để thay đổi những vấn đề này không đơn giản, đòi hỏi số vốn khổng lồ. Chính phủ Việt Nam đã làm tốt trong việc xem xét kỹ lưỡng các khoản đầu tư này, bởi nếu chỉ tập trung đầu tư vào những vấn đề trên, các khoản đầu tư khác sẽ không đủ.

Thực chất thì mọi người thường nói đến việc cho phép khu vực tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực này. Song, việc này không hề đơn giản. Một số lĩnh vực như sân bay, cảng biển có thể để khu vực tư nhân đầu tư. Nhưng đường sá, đặc biệt là giao thông tại các vùng nông thôn thì lại rất khó để khu vực tư nhân tham gia.

Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để khu vực tư nhân đầu tư vào và thu được giá trị tối đa cho Chính phủ? Chính phủ có thể bán đấu giá quyền sử dụng đất, coi đó là một khoản đầu tư công, hoặc tìm ra một cách để các nhà đầu tư đạt được cạnh tranh lành mạnh. Điều này cần nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, khu vực tư nhân hiện nay hoàn toàn non trẻ, mới nổi, do vậy rất khó để khu vực này có thể dẫn đầu trong một số lĩnh vực.

[tinmoi]

Nhiều người cho rằng ở các nước phương Tây, các lĩnh vực khu vực tư nhân dẫn dắt đều tăng trưởng. Nhưng lấy ví dụ như Apple chẳng hạn, tất cả các nghiên cứu ban đầu của hãng này đều được tài trợ bởi Bộ Quốc phòng Mỹ. Vì vậy, doanh nghiệp phụ thuộc vào đầu tư của nhà nước để đưa công nghệ đi vào hoạt động. Việc có được sự cân bằng giữa khu vực nhà nước và tư nhân luôn là điều quan trọng.

Ông cho rằng khu vực tư nhân của Việt Nam hiện vẫn còn non trẻ, khó dẫn dắt trong lĩnh vực đầu tư giao thông. Vậy khu vực này sẽ mạnh trong việc giải quyết bài toán gì?

Thực tế, Việt Nam là thị trường mới nổi và chỉ vài năm vừa qua, Việt Nam mới bắt đầu giải quyết rất được một số trở ngại đối với khu vực tư nhân, như cải cách giấy phép kinh doanh, giấy phép xuất khẩu, các cải cách hành chính. Cho đến khoảng năm 2015, phần lớn tăng trưởng được thúc đẩy bởi khu vực FDI.

Những năm 2000, đầu tư FDI tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với khu vực tư nhân trong nước. Phải mất một thời gian dài để xây dựng quy mô nhất định, cũng như thoát khỏi các rào cản hành chính.

Những rào cản này có xu hướng tác động đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn so với các doanh nghiệp lớn. Bởi các nhà đầu tư nước ngoài thường đủ lớn và có tiếng nói để đàm phán và giải quyết các vấn đề với Chính phủ. Do đó, khi gỡ bỏ những rào cản, việc phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên dễ dàng hơn.

Nhìn chung thì Việt Nam đã có một nền tảng tốt hơn rất nhiều. Đó là lý do mà khu vực tư nhân trong nước có nhiều khả năng đầu tư vào các khu vực phi tập trung hơn. Nhà đầu tư nước ngoài thường sẽ tập trung vào khu vực hẹp hơn, phát triển tốt hơn, có cơ sở hạ tầng phát triển hơn.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác động tích cực đó là tạo ra nhiều việc làm, nhất là ở những khu vực khó khăn. Nhờ vào điều này, nền kinh tế Việt Nam có xu hướng phát triển công bằng, sự tăng trưởng được phân bổ đồng đều về mặt địa lý, thu nhập được thúc đẩy bình đẳng hơn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có xu hướng vật lộn nhiều hơn để tiếp cận công nghệ mới và thiếu tính liên kết giữa các khu vực. Chúng ta cần một khu vực doanh nghiệp mạnh, với các công ty lớn đang thực hiện đổi mới, nghiên cứu, liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện chuyển giao công nghệ.

Ông viết cuốn “Vietnam: A Transition Tiger?” vào thời điểm nào, và điều gì đã tạo cảm hứng cho ông lúc ấy?

Tôi viết “Vietnam: A Transition Tiger?” vào khoảng sau 12 năm tôi sống tại Việt Nam, sách được xuất bản năm 2004. Khi ấy, mọi người đều đặt ra câu hỏi, liệu Việt Nam có trở thành con hổ tiếp theo của nền kinh tế Đông Á hay không?

Chúng tôi lần đầu tiên nghĩ về quá trình chuyển đổi thành “con hổ Đông Á”, đó là lúc Việt Nam chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Rồi tiếp đến là quá trình chuyển đổi thành thị nông thôn sang ngành công nghiệp dịch vụ. Chủ yếu vào thời điểm đó, chúng tôi nhận thấy quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam sẽ khác hoàn toàn so với các nước Đông Á còn lại.

Tại sao lại là Việt Nam?

Tôi là một người Úc lớn lên trong thời điểm chỉ nghe Việt Nam trên tin tức liên quan đến chiến tranh. Lớn lên, tôi nghe nhiều về Việt Nam hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Á. Từ năm 1979 đến 1982, tôi học Đại học New England (UNE), nơi mà tỷ lệ sinh viên Đông Nam Á khá cao.

Tôi đi gia sư cho các bạn ấy và cùng đi ăn uống, trở thành bạn bè và dần có ý tưởng đi du lịch tại Đông Nam Á. Cơ hội đầu tiên đến với tôi là một công việc tại Lào từ năm 1984 với tư cách là chuyên gia đánh giá dự án phát triển của Chính phủ Úc.

Sau một thời gian thì tôi được mời làm chuyên gia kinh tế tại các nước như Việt Nam, Lào và Thái Lan. Chuyến đi đầu tiên của tôi đến Việt Nam là khi còn làm ở ADB, liên quan đến dự án nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và năng lượng. Sau đó thì lần lượt các tổ chức quốc tế như IMF, UNDP, World Bank đưa các chuyên gia tới Việt Nam và nghiên cứu một số ngành nghề. Tôi làm cố vấn cho các tổ chức này, sau rồi tôi cũng làm cho CIEM, và nghỉ hưu.

Lý do tôi ở Việt Nam đến bây giờ là hồi còn làm dự án với UNDP, tôi đã gặp vợ mình (cười).

Cố vấn cao cấp của CIEM Raymond Mallon giải mã sự bùng nổ của nhà đầu tư cá nhân vào thị trường chứng khoán Việt Nam thời Covid-19

Theo cafef

TÍNH LÃI LỖ MUA BÁN VÀNG
Chọn loại vàng đầu tư:
Ngày mua:
Số lượng mua (chỉ)
Ngày bán:
Email (nhận tin mới):
Đăng ký ngay thông tin
để được nhận thông tin mới nhất