Bitcoin vượt 51.000 USD, giá USD, AUD, vàng đồng loạt tăng mạnh
- Chia sẻ:
Bitcoin vượt 51.000 USD, giá USD, AUD, vàng đồng loạt tăng mạnh - Thông tin vừa cập nhật bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Bitcoin vượt 51.000 USD, giá USD, AUD, vàng đồng loạt tăng mạnh
Các đồng tiền rủi ro bật tăng giá trong ngày 7/12, trong đó tăng mạnh nhất là đô la Australia, trong bối cảnh lo ngại về virus biến thể Omicron giảm bớt và Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kích thích kinh tế.
USD tăng giá mạnh mẽ trong phiên này do dữ liệu cho thấy thâm hụt thương mại của Mỹ tháng 10 giảm mạnh nhờ xuất khẩu tăng vọt, có thể đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý này.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ 6 đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc ngày 7/12 theo giờ Việt Nam tăng 0,2% lên 96,508, mức cao nhất trong vòng 1 tuần.
Dữ liệu vừa công bố cho thấy thâm hụt thương mại của Mỹ tháng 10 giảm 17,6% xuống 67,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng 8,1%, còn nhập khẩu chỉ tăng 0,9%.
Các báo cáo từ ngành y tế Nam Phi cho thấy các trường hợp nhiễm biến thể Omicron chỉ gây triệu chứng nhẹ và quan chức hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ Anthony Fauci nhận định rằng cho đến nay tình hình dường như không quá nghiêm trọng khiến các nhà đầu tư “thở phào nhẹ nhõm”.
Nhờ đó, thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt tăng điểm, từ đó thúc đẩy các nhà giao dịch bán phá giá các tiền tệ trú ẩn an toàn và trái phiếu Chính phủ.
Đồng yên giảm 0,6%, mức giảm lớn nhất trong hai tuần, xuống 113,47 JPY. Đồng franc Thụy Sĩ, một loại tiền tệ trú ẩn an toàn khác, cũng có một phiên giảm giá mạnh nhất trong vòng gần 3 tháng, giảm xuống dưới ngưỡng trung bình 200 ngày và 50 ngày, còn 0,9255 USD.
Chiến lược gia của NAB, ông Rodrigo Catril, cho biết: “Mặc dù vẫn còn nhiều điều không chắc chắn về tác động kinh tế và sức khỏe của Omicron, nhưng các nhà đầu tư đã bình tĩnh đón nhận tin tức từ Nam Phi cho thấy số ca nhiễm virus Omicron tăng theo cấp số nhân.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ngày 6/12 cho biết sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt bắt buộc của các ngân hàng nhằm nới lỏng hoạt động tín dụng và hỗ trợ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện và làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới. Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm xuống 8,4%. Đây là lần cắt giảm đầu tiên kể từ tháng 7. Động thái này nhằm hỗ trợ các ngân hàng tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp và các thực thể khác để thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư trong nước, từ đó hỗ trợ nền kinh tế sớm thoát khỏi những khó khăn hiện tại.
Đô la Australia, được coi là đại diện của những tiền tệ rủi ro cao, đã tăng giá trong phiên vừa qua sau khi Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) bày tỏ tin tưởng rằng sự xuất hiện của biến thể Omicron sẽ không cản trở sự phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, RBA không đưa ra sự thay đổi chính sách nào. Các nhà phân tích suy đoán rằng việc ngân hàng trung ương Australia cắt giảm lượng mua trái phiếu nhanh cũng đang hỗ trợ đồng tiền này. Theo đó, đô la Australia phục hồi từ mức thấp nhất 13 tháng chạm tới vào tuần trước để tăng lên mức cao nhất trong 5 ngày, lúc kết thúc ngày 7/12 theo giờ Việt Nam tăng 0,6% lên 0,7091 USD.
Shaun Osborne, chiến lược gia tiền tệ của Scotiabank, cho biết: “Đồng đô la Australia dẫn đầu mức tăng trong phiên sau những thông điệp từ RBA cho thấy rằng họ không nhận định biến thể Omicron sẽ làm chệch hướng phục hồi (kinh tế)”. Theo ông Shaun Osborne: “Quan điểm này có vẻ đang trở thành một trào lưu rộng rãi, rằng virus biến thể vừa xuất hiện có khả năng lây nhiễm cao hơn nhưng ít gây chết người hơn so với virus biến thể Delta”.
“Tác động của Omicron cuối cùng chính là chìa khóa cho định hướng chính sách trong thời gian tới, nhưng RBA rõ ràng đã đứng vào đội ngũ những ngân hàng trung ương (như Fed) hiện không cho rằng biến thể mới thực sự có khả năng cản trở sự phục hồi kinh tế”, các chiến lược gia của ING cho biết. ING dự đoán đô la Australia sẽ tiếp tục được hỗ trợ tăng giá trong những tuần tới.
“Được hỗ trợ bởi dữ liệu thương mại của Trung Quốc tốt hơn dự kiến, chúng tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy tỷ giá (AUD) tăng thêm một chút về phía 0,71 đô la, nhưng sẽ ngạc nhiên nếu thấy cao hơn nhiều so với mức đó.”
Dữ liệu cho thấy xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng hơn dự kiến trong tháng 11 khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tranh tích cực mua các mặt hàng quan trọng như than đá.
Trong khi đó, một cuộc thăm dò của Reuters vào tuần trước cho thấy các nhà kinh tế dự kiến RBA sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên vào đầu năm 2023 chứ không phải vào tháng 7 năm sau như dự kiến cách đây không lâu.
[tinmoi]
Đồng bảng Anh vẫn giữ ở mức thấp gần nhất trong năm 2021 so với USD do ngày càng nhiều người tin rằng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vào tuần tới, trong khi đồng bạc xanh cũng tăng so với euro bởi dự đoán Mỹ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn Ngân hàng trung ương châu Âu.
Sản lượng công nghiệp của Đức tăng hơn dự kiến trong tháng 10, là một trong hiếm hoi những dữ liệu cho thấy sức mạnh trong lĩnh vực sản xuất của Đức. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng tình trạng tắc nghẽn nguồn cung đối với nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian sẽ tiếp tục cản trở hoạt động sản xuất của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Đồng rúp Nga giảm nhẹ trong bối cảnh các nhà đầu tư tập trung theo dõi cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ, Joe Biden vào cuối ngày, khi mối đe dọa về các lệnh trừng phạt mới đối với Moscow vẫn còn tồn tại.
Ở Châu Á, đồng nhân dân tệ ngày 7/12 tăng 50 pip so với phiên trước đó, lên 6.3712 CNY.
Các loại tiền điện tử lớn tiếp tục phục hồi sau sự cố lao dốc cuối tuần qua khi các nhà giao dịch bình tĩnh trở lại. Theo đó, Bitcoin đã tăng khoảng 2% lên trên 51.000 đô la vào lúc kết thúc ngày 7/12 theo gờ Việt Nam.
Edison Pun, nhà phân tích thị trường cấp cao của Saxo Markets ở Hongkong cho biết: “Niềm tin chung vào tiền điện tử vẫn còn cao và tâm lý thị trường đang trở lại khi chúng tôi thấy tâm trạng chung của nhà đầu tư là lại muốn mua tài sản rủi ro. Ảnh hưởng của Omicron có vẻ nhẹ hơn rất nhiều so với những gì thị trường đồn đoán”.
Trước đó vài ngày, hôm thứ Bảy (3/12), bitcoin đã lao dốc 22% xuống dưới 42.000 USD do hoạt động bán chốt lời và lo ngại về kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, thị trường đã hồi phục dần, mặc dù lượng giao dịch không nhiều.
Diễn biến giá Bitcoin ngày 7/12.
Giá vàng thế giới phiên 7/12 dao động trong biên độ hẹp khi các nhà đầu tư tập trung theo dõi dữ liệu lạm phát Mỹ vào cuối tuần này – yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiến trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Nhà đầu tư dường như đã loại bỏ lo ngại về biến thể Omicron.
Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.782,30 USD/ounce, vàng giao tháng 2/2022 tăng 0,2% lên 1.784,60 USD.
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ và Trung Quốc sẽ có trong tuần này, trong đó báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ có thể rất quan trọng để làm cơ sơ đánh giá chính sách tiền tệ của Fed, đặc biệt là trước thềm cuộc họp tiếp theo của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào ngày 14 và 15 tháng 12.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho biết: “Khi các ngân hàng trung ương bắt đầu chống lại việc thắt chặt và giải quyết lạm phát, đó là lúc chúng ta chứng kiến vàng tăng vọt. Vì vậy, nỗi sợ hãi về việc không hành động bất chấp lạm phát cao là yếu tố hậu thuẫn tăng giá duy nhất đối với vàng vào thời điểm hiện tại”.
Tham khảo: Refinitif, Tradingeconomics
Theo cafef
- Chia sẻ: