Thị trường địa ốc phía Nam đang ở chốt chặn cuối cùng để bật dậy trong năm 2024?
- Chia sẻ:
Thị trường địa ốc phía Nam đang ở chốt chặn cuối cùng để bật dậy trong năm 2024? - Tin tức cập nhật bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Thị trường địa ốc phía Nam đang ở chốt chặn cuối cùng để bật dậy trong năm 2024?
Đây là khoảng thời gian hết sức quan trọng, mang tính quyết định cho sự “chuyển mình” của thị trường bất động sản. Cùng với các nút thắt về pháp lý, nguồn vốn, thì niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư chính là “chốt chặn cuối cùng” cần giải tỏa để thị trường bất động sản thực sự trở về “trạng thái bình thường mới”.
Những hi vọng “thắp sáng bức tranh” bất động sản
Dù chưa sôi động như thời điểm trước, nhưng bức tranh bất động sản ở giai đoạn này đã phần nào “cởi mở” hơn. Các dự án chung cư được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín chào thị trường với chính sách ưu đãi đột phá ghi nhận lượng booking lớn, thậm chí xuất hiện các giao dịch “sỉ” giữa bối cảnh thị trường còn trầm lắng. Điều này mở ra hi vọng “thắp sáng bức tranh” mới cho bất động sản bắt từ đầu năm 2024 trở đi.
Chẳng hạn, gần đây, một số dự án căn hộ tại khu Tây, khu Đông Tp.HCM chào thị trường ghi nhận sức cầu khá tốt. Hay các hoạt động như khởi công dự án, kickoff, tái kickoff, mini event cuối tuần, tham quan căn hộ mẫu/căn hộ thật… của một số đơn vị đã thu hút lượng khách tham quan đông đảo. Tâm lý người mua dần hồi phục, kéo sức cầu thị trường dần tăng.
Mới đây, tại khu Tây Tp.HCM, Nam Long tung chính sách có “một không hai” đối với căn hộ condominium Flora dự án Akari City giai đoạn 2 nhằm đồng hành cùng người mua nhà ghi nhận sức cầu khá tốt. Theo đó, người mua thanh toán đợt 1 chỉ 150 triệu đã sở hữu căn hộ, ngân hàng cho vay đến 80%, trong 2 năm không trả gốc, chỉ trả lãi suất cố định 1%/năm – tương đương 2 triệu đồng/ tháng, thời gian đến tháng 8/2026. Trong trường hợp không vay, thanh toán nhanh chiết khấu 7%. Đây được xem là chính sách bán hàng chưa từng có tiền lệ của chủ đầu tư này. Dự án có mức giá từ 45 triệu đồng/m2, đã cất nóc 4 tòa tháp giai đoạn 2, quý 4/2024 nhận nhà.
Báo cáo mới nhất của DKRA Group chỉ ra, thị trường căn hộ khu vực Tp.HCM và vùng phụ cận ghi nhận dấu hiệu khởi sắc. Trong quý 3/2023, toàn thị trường có hơn 3.778 căn hộ mở bán mới, tăng 67% so với quý trước. Trong đó, Tp.HCM là tâm điểm của thị trường với nguồn cung và lượng tiêu thụ tăng mạnh, chiếm lần lượt 68% và 76% tổng nguồn cung và lượng tiêu thụ của toàn khu vực.
Riêng, Tp.HCM, giá căn hộ sơ cấp trung bình đạt 68 triệu đồng/m2, tăng 1,5% theo quý. Lượng giao dịch đạt 2.729 căn, tăng 70% so với trước và 10% so với cùng kỳ năm 2022. Phần lớn giao dịch đến từ các dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín, ở các đại đô thị đã đi vào hoạt động…
Nói như cách của một chuyên gia trong ngành tại buổi chia sẻ mới đây: “Những cái xấu sẽ bớt xấu đi, những cái đẹp sẽ dần xuất hiện”. Lượng giao dịch bất động sản phục hồi nhờ sự “thẩm thấu” dần của hàng loạt các động thái hỗ trợ quyết liệt của Chính Phủ, một phần dòng tiền quay trở lại do lãi suất giảm.
Hơn cả là tâm lý và niềm tin của người mua đang dần hồi phục. Đó cũng là lý do, rất nhiều nhận định gần đây cho rằng, thời điểm này là lúc “xuống tiền” mua bất động sản tốt nhất, bởi vì có thể sau giai đoạn “chuyển giao” này, mặt bằng giá bất động sản sẽ khác. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ từ phía chủ đầu tư sẽ điều tiết hạn chế lại theo sức cầu chung của thị trường.
Mới đây, đại diện Hội môi giới bất động sản Việt Nam (Vars) nhấn mạnh, những nỗ lực từ nhiều phía (Chính phủ, các bộ ngành, hệ thống ngân hàng, bản thân doanh nghiệp bất động sản, môi giới …) đã góp phần tích cực nhằm “giữ” thị trường bất động sản. Tuy thị trường chưa đủ lực để có thể “vượt dốc” nhưng phần nào đã thoát khỏi nguy cơ “mất phanh”.
[tinmoi]
Theo đơn vị này, lượng giao dịch trên toàn thị trường tăng dần theo thời gian. Tổng giao dịch quý 1,2, 3 lần lượt là 2.700, 3.700 và 6.000. Bắt đầu xuất hiện nhiều điểm sáng hơn trong bức tranh tổng thể của thị trường. Đó là những địa phương có kinh tế phát triển, được quan tâm, chú trọng thúc đẩy đầu tư hạ tầng, giao thông, có nhiều nguồn cung phù hợp với nhu cầu như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An…
Cùng với đó, thực trạng sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản đã có dấu hiệu được cải thiện. Tuy nhiên chưa phải hoàn toàn và trên diện rộng.
“Chốt chặn cuối cùng” để bật dậy?
Khi đem câu hỏi nhận định về bức tranh thị trường địa ốc năm 2024, chúng tôi đều nhận được chung câu trả lời: 2024 là thời điểm bất động sản hồi phục, là điểm “chuyển tiếp” để tạo sức bật mạnh mẽ trong giai đoạn 2025-2026.
Đại diện Vars nhấn mạnh: Đây là khoảng thời gian hết sức quan trọng, mang tính quyết định cho sự “chuyển mình” của thị trường bất động sản. Cùng với các nút thắt về pháp lý, nguồn vốn, thì niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư chính là “chốt chặn cuối cùng” cần giải tỏa để thị trường bất động sản thực sự trở về “trạng thái bình thường mới”.
Cụ thể, Chính Phủ, các bộ ngành cùng các bên liên quan cần tiếp tục mạnh tay hơn trong các động thái tháo gỡ, “đánh thẳng” vào các vấn đề của thị trường. Trong đó, trách nhiệm tháo gỡ khó khăn về pháp lý từ Chính phủ cho các dự án bất động sản đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ thị trường. Từ đó, giúp thị trường bớt ảm đạm, giúp cộng đồng doanh nghiệp không rơi vào tình trạng bất ổn, kịp thời ngăn chặn đà bước qua ngưỡng giới hạn.
Thị trường sẽ chứng kiến sự “góp mặt” của một số “cánh chim đầu đàn” trong việc triển khai các dự án NOXH và nhà ở thương mại giá hợp lý hơn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn nguồn cung vẫn chưa thể có sự “đột phá”, do các dự án cần một khoảng thời gian tương đối để có thể triển khai, đủ điều kiện mở bán.
Theo bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, hiện tại, sự phục hồi của thị trường bất động sản vẫn còn diễn ra chậm. Niềm tin của người mua nhà vẫn còn cần rất nhiều yếu tố để có thể phục hồi mạnh mẽ. Có thể kể đến như:
Chính sách lãi suất: mức lãi suất cho vay cần tiếp tục giảm hơn nữa, thời gian cho vay với mức lãi suất cố định cần dài hơn để người mua yên tâm, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cũng cần dễ dàng hơn.
Chính sách về luật, đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà khi có vấn đề xảy ra. Tạo hành lang pháp lý và thúc đẩy các dự án dành cho người có thu nhập thấp, các dự án nhà ở xã hội.
Chính sách quản lý về nhà ở, đặc biệt là các dự án căn hộ, cần rõ ràng để bảo vệ quyền lợi người dân sau khi đã ổn định cư trú.
Theo cafef
- Chia sẻ: