Thị trường ngày 1/10/2022: Giá dầu tiếp đà giảm; vàng, bạc, kẽm, quặng sắt và cao su đồng loạt tăng
- Chia sẻ:
Thị trường ngày 1/10/2022: Giá dầu tiếp đà giảm; vàng, bạc, kẽm, quặng sắt và cao su đồng loạt tăng - Tin vừa cập nhật bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Thị trường ngày 1/10/2022: Giá dầu tiếp đà giảm; vàng, bạc, kẽm, quặng sắt và cao su đồng loạt tăng
Chốt phiên giao dịch ngày 30/9, giá dầu tiếp đà giảm, vàng, bạc, kẽm, quặng sắt và cao su…đồng loạt tăng.
Giá dầu tiếp đà giảm
Giá dầu giảm, song có tuần tăng đầu tiên trong 5 tuần, được củng cố bởi khả năng OPEC+ sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng dầu thô khi nhóm họp vào ngày 5/10/2022.
Chốt phiên giao dịch ngày 30/9, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 11/2022 hết hiệu lực vào ngày 30/9/2022 giảm 53 US cent tương đương 0,6% xuống 87,96 USD/thùng, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 12/2022 giảm 2,07 USD xuống 85,11 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 1,74 USD tương đương 2,1% xuống 79,49 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều tăng hơn 1 USD/thùng trong phiên giao dịch, song giảm trở lại do thông tin sản lượng dầu của OPEC trong tháng 9/2022 tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2020, vượt qua mức tăng đã cam kết trong tháng.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent và WTI tăng 2% và 1% theo thứ tự lần lượt, ghi nhận tuần tăng đầu tiên kể từ tháng 8/2022 và sau khi chạm mức thấp nhất 9 tháng trong tuần này.
Thị trường dầu được hỗ trợ từ triển vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh xem xét cắt giảm hạn ngạch sản xuất thêm 500.000 đến 1 triệu thùng/ngày tại cuộc họp vào ngày 5/10/2022.
Tính chung trong quý 3/2022, giá dầu Brent và WTI giảm 23% và 25% theo thứ tự lần lượt.
Giá khí tự nhiên giảm tuần thứ 6 liên tiếp
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 2%, do sản lượng đạt mức cao kỷ lục.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 11/2022 trên sàn New York giảm 10,8 US cent tương đương 1,6% xuống 6,766 USD/mmBTU. Tính chung cả tuần, giá khí tự nhiên giảm 1% – tuần giảm đầu tiên trong 6 tuần kể từ tháng 1/2015. Tính chung cả tháng, giá khí tự nhiên giảm 26%, song có quý 3/2022 tăng 25%.
Giá vàng và bạc tăng, bạch kim giảm
Giá vàng tăng lên mức cao nhất 1 tuần, khi đồng USD giảm từ mức cao mới đây, song vàng có quý giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2021, do lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng mạnh lãi suất.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,1% lên 1.661,89 USD/ounce, tính chung cả tuần giá vàng tăng 1,1% và vàng kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn New York tăng 0,2% lên 1.672 USD/ounce.
Tuy nhiên, giá vàng có tháng giảm thứ 6 liên tiếp – chuỗi giảm dài nhất trong 4 năm và có quý giảm 8%.
Giá bạc giao ngay tăng 1,1% lên 19,02 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 0,6% xuống 859,88 USD/ounce. Cả hai đều có quý giảm thứ 2 liên tiếp.
Giá kẽm tăng
Giá kẽm tăng, do lo ngại nhiều nhà máy luyện kim đóng cửa bởi giá năng lượng tăng cao, trong khi các kim loại khác tăng sau số liệu nhà máy của Trung Quốc cao hơn so với dự kiến.
Giá kẽm giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,4% lên 2.971 USD/tấn.
Ngoài ra, giá kẽm được hỗ trợ bởi tồn trữ giảm, tồn trữ kẽm trong tuần tại Thượng Hải giảm 32%.
Giá điện tại châu Âu tăng dẫn đến việc cắt giảm sản lượng nhôm sử dụng nhiều năng lượng.
Giá các kim loại khác tăng sau khi hoạt động nhà máy tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – tăng trong tháng 9/2022, tăng trở lại sau 2 tháng giảm liên tiếp.
Giá quặng sắt tăng, thép cây giảm
Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore có quý giảm thứ 2 liên tiếp, do lo ngại chính sách zero-COVID nghiêm ngặt và những xáo trộn trong lĩnh vực bất động sản tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – gây áp lực thị trường.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên tăng 0,1% lên 721,5 CNY (101,66 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 730,5 CNY/tấn.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Singapore tăng 0,6% lên 96 USD/tấn.
[tinmoi]
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc ở mức 100 USD/tấn, song giảm 18% so với quý trước đó.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây và thép cuộn cán nóng đều giảm 0,9%, trong khi thép không gỉ tăng 1,1%.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, được hỗ trợ bởi số liệu cho thấy tăng trường nhà máy nội địa, song đà tăng bị hạn chế bởi thị trường cao su Thượng Hải giảm.
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn Osaka tăng 0,7 JPY tương đương 0,3% lên 228,3 JPY (1,58 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su giảm 0,1%.
Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 135 CNY xuống 13.135 CNY (1.852 USD)/tấn.
Sản lượng tại các nhà máy của Nhật Bản tăng tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 8/2022, khi lĩnh vực sản xuất cho thấy khả năng phục hồi bất chấp chi phí năng lượng và nguyên liệu tăng cao và lo ngại về kinh tế toàn cầu suy thoái.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn Singapore giảm 1,1% xuống 132,6 US cent/kg.
Giá cà phê giảm
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn ICE giảm 4,15 US cent tương đương 1,8% xuống 2,2155 USD/lb, do mưa tại Brazil cải thiện triển vọng vụ thu hoạch cà phê trong năm tới tại nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2022 giảm 29 USD tương đương 1,3% xuống 2.153 USD/tấn.
Giá đường giảm
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn ICE hết hiệu lực vào ngày 30/9/2022 thay đổi nhẹ, ở mức 18,42 US cent/lb.
Trong khi đó, giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn London giảm 1,1 USD tương đương 0,2% xuống 528,7 USD/tấn.
Giá lúa mì và ngô tăng, đậu tương giảm
Giá lúa mì tại Chicago tăng, được hỗ trợ khi Bộ Nông nghiệp Mỹ cắt giảm ước tính sản lượng và Nga sáp nhập các vùng của Ukraine, sau đó là các lệnh trừng phạt của Mỹ gia tăng.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì tăng 25-1/4 US cent lên 9,21-1/2 USD/bushel, sau khi đạt 9,45-3/4 USD/bushel – cao nhất kể từ ngày 11/7/2022. Tính chung cả tuần, giá lúa mì tăng 4,66% – tuần tăng mạnh nhất kể từ ngày 9/9/2022. Giá ngô tăng 8 US cent lên 6,77-1/2 USD/bushel, sau khi tăng lên 6,96-1/4 USD/bushel – cao nhất kể từ ngày 21/9/2022. Giá đậu tương giảm 46 US cent xuống 13,64-3/4 USD/bushel – thấp nhất kể từ ngày 4/8/2022. Tính chung cả tuần, giá đậu tương giảm 4,28% – tuần giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 24/6/2022.
Giá dầu cọ tháng giảm thứ 5 liên tiếp
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 2 liên tiếp, theo xu hướng giá dầu đậu tương và dầu thô tăng, song có tháng giảm thứ 5 liên tiếp do lo ngại dư cung và nhu cầu suy yếu.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn Bursa Malaysia tăng 2,27% lên 3.418 ringgit (737,43 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá dầu cọ giảm 8,5% và chạm mức thấp nhất hơn 1,5 năm trong phiên đầu tuần, sau khi các nhà phân tích hàng đầu cảnh báo giá giảm, trong bối cảnh thị trường toàn cầu bất ổn. Tính chung cả tháng, giá dầu cọ giảm 17,5% – tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2022.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 1/10
Minh Quân
Theo cafef
- Chia sẻ: