Tắm thật nhanh, lái xe thật chậm, tắt điện tháp Eiffel: Nghìn lẻ 1 cách tiết kiệm năng lượng ở châu Âu cho mùa đông
- Chia sẻ:
Tắm thật nhanh, lái xe thật chậm, tắt điện tháp Eiffel: Nghìn lẻ 1 cách tiết kiệm năng lượng ở châu Âu cho mùa đông - Tin tức cập nhật bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Tắm thật nhanh, lái xe thật chậm, tắt điện tháp Eiffel: Nghìn lẻ 1 cách tiết kiệm năng lượng ở châu Âu cho mùa đông
Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đang triển khai các cơ chế nhằm tiết kiệm năng lượng trong bối cảnh giá khí đốt và hóa đơn tiền điện ngày càng tăng cao.
Từ việc cắt giảm thời gian tắm, lái xe chậm hơn và phạt các chủ cửa hàng vì không đóng cửa khi mở điều hòa, châu Âu đang bắt tay vào mục tiêu giảm mức sử dụng năng lượng cho mùa đông sắp tới. Rất nhiều người đã lên các nền tảng mạng xã hội để chia sẻ những kinh nghiệm của họ trong việc tiết kiệm năng lượng.
Ví dụ, Christopher Hipp, người Đức, đã chia sẻ trên Twitter các tip về cách rã đông tủ đông, nói rằng càng tiết kiệm điện thì thiết bị nhà bếp càng không bị đóng băng.
Cindy, sống ở Hà Lan, chia sẻ nỗ lực của cô khi cố gắng tắm trong thời gian mục tiêu 5 phút. Tuy nhiên, mục tiêu đã thất bại với 6 phút 21 giây. “Phải mất 48 giây để vòi hoa sen nóng lên”, cô cho hay.
Ruud Vuik và con gái của ông, cũng sống ở Hà Lan, đã thử làm điều tương tự bằng cách sử dụng bộ hẹn giờ vòi hoa sen trong một tuần, bắt đầu từ 5 phút trước khi mở vòi đến khi chuông báo vang lên.
Những hành động này là một phần trong nỗ lực rộng lớn của EU nhằm cắt giảm nhu cầu khí đốt tự nhiên trong mùa đông này.
Vào tháng 7 vừa qua, Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU đã đồng ý về các kế hoạch khẩn cấp cho các nước thành viên để đến tháng 3/2023 mỗi nước sẽ cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ, so với mức tiêu thụ trung bình của mỗi nước trong cùng giai đoạn tính từ năm 2016-2021.
Dưới đây là những biện pháp mà một số chính phủ EU đã khuyến khích người dân thực hiện:
Pháp
Tổng thống Emmanuel Macron đã kêu gọi giảm sử dụng khí đốt 10%, đồng thời cảnh báo rằng việc tiết kiệm năng lượng bắt buộc sẽ được đưa ra nếu các nỗ lực tự nguyện là không đủ.
Nhập khẩu khí đốt của Nga chiếm 15% lượng tiêu thụ khí đốt của Pháp, khiến nước này ít phụ thuộc hơn vào Nga so với hầu hết các nước đồng cấp EU. Tuy nhiên, nhiều lò phản ứng hạt nhân dừng hoạt động buộc Pháp phải nhập khẩu điện, gây thêm sức ép lên thị trường năng lượng.
– Thị trưởng Paris Anne Hidalgo cho biết hệ thống chiếu sáng của tháp Eiffel sẽ được tắt vào lúc 11 giờ 45 tối mỗi ngày, thay vì đến 1h sáng như mọi khi, bắt đầu từ 21/9.
-Chủ các cửa hàng để mở cửa sổ và cử ra vào khi bên trong đang bật điều hòa sẽ bị phạt 750 euro (751 USD).
-Bảng quảng cáo phát sáng sẽ bị cấm từ 1 giờ sáng đến 6 giờ sáng
Đức
Đức là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã đưa ra một loạt các biện pháp có hiệu lực từ ngày 2/9 với hy vọng giảm sử dụng khí đốt khoảng 2%.
-Các tòa nhà công cộng được làm nóng tối đa 19 độ C.
-Mặt tiền cửa hàng cấm chiếu sáng vào ban đêm.
-Lệnh cấm làm nóng bể bơi tư nhân.
Áo
Áo cũng phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga, thu được hơn 80% từ Moscow trong những năm trước. Tuần trước, cơ quan khí hậu của Áo đã phát động một chiến dịch tiết kiệm năng lượng có tên là “Sứ mệnh 11”, với các khuyến nghị sau:
-Lái xe chậm hơn để tiết kiệm năng lượng, tốc độ giới hạn được đề xuất là 100km/h.
-Thường xuyên rã đông ngăn đá.
-Giảm thời gian tắm.
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha không phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga như các thành viên EU khác, chiếm 14,5% lượng nhập khẩu của nước này. Quốc hội Tây Ban Nha đã đồng ý cắt giảm 8% việc sử dụng khí đốt.
-Hầu hết các tòa nhà công cộng và cơ sở kinh doanh không được phép bật điều hòa làm mát dưới 27 độ C hoặc làm ấm trên 19 độ C vào mùa đông.
-Cửa hàng máy lạnh đóng kín cửa.
-Ngừng chiếu sáng các đài kỷ niệm công cộng. Các cửa hàng phải tắt đèn sau 10 giờ tối và có màn hình hiển thị nhiệt độ bên trong cho người qua lại biết.
Phần Lan
Dù 75% nguồn cung cấp khí đốt của Phần Lan là nhập khẩu từ Nga, quốc gia này lại chịu ít ảnh hưởng hơn. Khí đốt tự nhiên chiếm ít hơn 6% tổng tiêu thụ năng lượng ở Phần Lan. Vào tuần cuối cùng của tháng 8, Bộ Kinh tế và Việc làm đã công bố một chiến dịch có tiêu đề “Hạ thấp nhiệt độ”, nhằm mục đích giúp 75% người Phần Lan giảm mức tiêu thụ năng lượng.
[tinmoi]
-Hạ thấp nhiệt độ trong nhà.
-Sử dụng ít thiết bị điện tử hơn, giảm bớt ánh sáng quảng cáo hơn.
-Hạn chế thời gian tắm trong 5 phút.
Ý
Ý đã nhập khẩu gần 40% lượng khí đốt từ Nga trong năm ngoái. Theo một sáng kiến của Bộ Chuyển đổi Sinh thái Ý, nước này đang đặt mục tiêu giảm tiêu thụ khí đốt 7% (5,3 tỷ mét khối) vào tháng 3.
-Bộ điều nhiệt trong các tòa nhà công nghiệp được hạ từ 1 độ đến 17 độ C.
-Nhiệt độ trên bộ điều nhiệt của khu dân cư được điều chỉnh ở mức 19 độ C.
-Bộ tản nhiệt được tắt ít nhất một giờ mỗi ngày.
Hà Lan
Chính phủ Hà Lan cũng đã khởi động một chiến dịch vào tháng 4 với nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga – chiếm khoảng 12,5% lượng khí đốt của Hà Lan.
-Tắm trong 5 phút.
-Tắt hệ thống sưởi trung tâm.
Tiết kiệm như vậy có đủ cho mùa đông?
Một số báo cáo ước tính rằng, nếu châu Âu có thể cắt giảm 15% việc sử dụng khí đốt cho đến tháng 3 năm 2023, khu vực này hoàn toàn có khả năng đối phó với mùa đông bất chấp nguồn cung hạn chế và giá năng lượng tăng cao.
“Chúng tôi đã sẵn sàng để thực hiện các chiến dịch tiết kiệm và lượng tiết kiệm được trong tháng này đã vượt qua mục tiêu 15%”, chiến lược gia năng lượng cấp cao đến từ Goldman Sachs, Samantha Dart cho biết.
Bà nói thêm rằng mức tiêu thụ khí đốt ước tính trong tháng 8 của Tây Bắc Châu Âu thấp hơn mức trung bình 13%.
“Chúng tôi tin rằng đây là khoản tiết kiệm quá đủ để trải qua mùa đông mà không bị mất điện hoặc khủng hoảng về hệ thống sưởi, trong trường hợp thời tiết mùa đông không có quá nhiều biến động”, bà Samantha kỳ vọng.
Khó nhưng không phải là không thể
Tuy nhiên, theo một nhà phân tích khác, khi mùa đông bắt đầu đến thì việc đạt được mục tiêu tiết kiệm như trên là điều khó khăn.
Theo Giám đốc của Eurasia Group, Henning Gloystein, trong khoảng thời gian đó, nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình để sưởi ấm có thể sẽ vượt xa nhu cầu công nghiệp, vốn đã giảm 20-30% trên toàn châu Âu.
“Việc đạt được mục tiêu giảm 15% so với hoạt động kinh doanh như bình thường sẽ rất khó, nhưng không phải là không thể”,ông Gloystein nói với CNBC.
Gloystein cho biết thêm, nếu châu Âu quản lý được việc phá hủy nhu cầu bền vững và tiếp cận các nguồn cung cấp khí đốt thay thế, thì có thể tránh được tình trạng “phân chia khẩu phần năng lượng nghiệm trọng”.
Ông nói rằng mức tiêu thụ hộ gia đình có thể giảm ngay lập tức khi hầu hết các mức thuế khí đốt của EU tăng vào ngày 1/10, trên cơ sở các chiến dịch truyền thông tích cực của các chính phủ.
Một mùa đông suy thoái có thể xảy ra
Tuy nhiên, Henning cảnh báo rằng việc tiết kiệm năng lượng sẽ phải trả giá.
Ông nói: “Điều này gần như chắc chắn sẽ đến với cái giá phải trả là suy thoái của EU trong mùa đông. Các hộ gia đình có thu nhập thấp và các ngành công nghiệp nhỏ sẽ là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.”
Henning cho biết thêm: “Một mùa đông lạnh giá cũng có thể gây khó khăn cho việc giảm nhu cầu mà còn làm tăng khả năng gián đoạn nguồn cung từ Na Uy, nơi các giàn khoan ngoài khơi ở Biển Bắc phải sơ tán khi có bão”.
Tham khảo: CNBC
Theo cafef
- Chia sẻ: