Tin mới về dòng tiền luân chuyển qua nhiều nhóm: Chọn lọc cổ phiếu, tránh FOMO
- Chia sẻ:
Tin mới về dòng tiền luân chuyển qua nhiều nhóm: Chọn lọc cổ phiếu, tránh FOMO - Tin vừa cập nhật bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Tin mới về dòng tiền luân chuyển qua nhiều nhóm: Chọn lọc cổ phiếu, tránh FOMO
Khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt như “bank, chứng, thép” đang ở trạng thái nghỉ ngơi, chốt lời thì dòng tiền dồi dào tìm đến nhiều nhóm ngành cổ phiếu khác có thông tin tích cực, kỳ vọng tăng trưởng tốt cả trong và sau dịch. Nhưng cũng cần cẩn trọng khi nhiều cổ phiếu tăng nóng không đi kèm nền tảng cơ bản.
Nhóm dẫn dắt nghỉ ngơi, dòng tiền chảy nhanh qua các nhóm ngành khác
Thị trường kết thúc tuần giao dịch nhiều biến động trong sắc xanh tích cực, VN-Index đóng cửa tại 1.313,2 điểm (+0,93%). Thanh khoản có phần cải thiện hơn, tuy điểm số phục hồi không quá mạnh, nhưng độ lan tỏa trong phiên cuối tuần khá rộng.
Không khó để nhìn ra, diễn biến thị trường trong khoảng 2 tuần qua là sự luân phiên thăng hoa của nhiều nhóm ngành vốn được dòng tiền ít chú ý hơn trước đó, như than, dược, sự tái xuất của cảng biển, phân bón, và màn trình diễn không thể tích cực hơn ở nhóm đầu tư công.
Các cổ phiếu phòng thủ nổi bật với nhiều cổ phiếu tăng mạnh – điều khá dễ hiểu khi thị trường đang có nhiều biến động, dòng tiền muốn chảy vào các nhóm an toàn. Nổi bật có thể kể đến ông lớn REE với mức tăng 6% trong tuần qua, và tăng 17% trong 2 tuần; tăng tích cực hơn là PC1 gần 12% trong 1 tuần, TV2 tăng 10%, PC1 tăng gần 6%…
Diễn biến này tương tự ở nhóm cổ phiếu ngành nước, môi trường đi ngược thị trường, BWE tăng 9,6%, TDM tăng nhẹ 3% (nhưng lại tăng đến 7,4% chỉ trong 3 phiên cuối tuần – mức sinh lợi tốt cho nhà đầu tư mua kỳ vọng T+3).
Những cổ phiếu kể trên đều có hoạt động kinh doanh cốt lõi tốt, tăng trưởng ổn định và là những tên tuổi “uy tín” trên thị trường.
Nhưng ngược lại, có nhiều diễn biến ở một số ngành, một số cổ phiếu lại cho thấy dòng tiền đầu cơ khá cao. Điển hình ở nhóm cảng biển, động lực tăng trưởng cho nhóm này đến từ giá cước và cả nhu cầu vận chuyển tăng cao, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được hưởng lợi. Sau giai đoạn tăng nóng trong tháng 7, nhóm này bất ngờ có sự hồi phục khá tốt trong tuần qua – cơ hội cho nhiều nhà đầu tư trading có thể có mức sinh lợi 5-7% nếu trading T+. Đây cũng là nhóm được nhiều chuyên gia phân tích đánh giá là tiếp tục tích cực trong nửa cuối năm, có thể kéo dài sang cả quý 1/2022.
Nhưng nói về diễn biến giá cổ phiếu, nhiều chuyên viên phân tích theo dõi mảng này cho rằng, mức độ tăng giá khá nhanh đã tăng rủi ro cao hơn cho những nhà đầu tư vào sau, đặc biệt ở các cổ phiếu thuộc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả nhưng cổ phiếu lại bốc đầu trong suốt giai đoạn qua.
VNA tăng hơn 18% trong tuần qua, tăng đến 85% trong 1 tháng gần nhất, trong khi KQKD không nổi trội dù có sự tăng trưởng trong quý 2/2021, đặc biệt, với diễn biến giá cổ phiếu tăng cao, các thành viên HDQT, Tổng Giám đốc của VNA đã liên tục thực hiện bán ra.
VOS tiếp tục giữ nguyên trong diện kiểm soát từ 13/4/2021 do LNST chưa phân phối tính đến cuối năm 2019 và năm 2020 âm. Nhưng cổ phiếu thì tăng trần liên tục, chỉ trong 1 tháng qua tăng 112,5%, chỉ tăng nhẹ 4% trong 1 tuần qua nhưng nếu chỉ tính 3 phiên cuối tuần (từ thứ 4 đến thứ 6), cổ phiếu này tăng 18,44%. Điểm tích cực của DN này là quý 2 có lợi nhuận đột biến 241,55 tỷ đồng, trong khi doanh thu hơn 324,86 tỷ đồng, chủ yếu đến từ doanh thu tài chính đột biến gần 104 tỷ đồng. Trong khi 3 quý gần nhất, VOS vẫn đang lỗ.
Tương tự ở MVN, con số lợi nhuận kinh doanh có cải thiện rất tốt trong nửa đầu năm 2021, giá cổ phiếu tăng hơn 15% trong tuần qua nhưng tăng đến 37% chỉ trong 3 phiên cuối tuần. Tính trong 1 tháng gần nhất, MVN tăng đến 214% trong 1 tháng.
Nhóm ngành cổ phiếu có sự tăng khá tốt thời gian qua là dược phẩm, tập trung ở những mã kỳ vọng ở các mã có yếu tố vắc xin Covid, như VMD tăng trần liên tục, hiện tăng 40% trong tuần qua, và tăng đến 172% chỉ trong 1 tháng; cổ phiếu CDP tăng 37% trong 1 tuần, tăng 97% trong 1 tháng; hay DVN tăng 12,6%, với DDN đóng cửa giá trần, ghi nhận mức tăng 18,52% trong 1 tuần. Với các cổ phiếu này, có nhiều nhóm nhà đầu tư đã xác định vị thế đầu cơ từ sớm và có được cổ phiếu ở vùng giá vốn thấp, đang hái quả ngọt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc nhập khẩu vaccine Covid-19 cũng khó có thể mang lại lợi nhuận lớn, thậm chí gần như không có.
Nhưng sự khó hiểu hơn khi ở các DN sản xuất thuốc đầu ngành, chẳng hạn DMC, bị tác động tiêu cực bởi covid như giá nguyên liệu và cước phí vận chuyển tăng, nhưng vẫn duy trì cung ứng theo giá đã trúng thầu năm 2020 cho các bệnh viện khi giá vốn tăng cao nhằm ổn định việc điều trị khám chữa bệnh cho bệnh nhân; dịch bùng phát từ tháng 4/2021 cũng khiến lượng bệnh nhân giảm đáng kể ở các cơ sở khám chữa bệnh, do giãn cách nên số lượng nhà thuốc và phòng khám giảm đáng kể dẫn đến nhu cầu giảm đáng kể cả ở kênh trong và ngòai bệnh viện. Diễn biến này khiến KQKD của DMC sụt giảm trong quý 2 so với cùng kỳ, nhưng giá cổ phiếu đột ngột tăng trần 56.700 đồng.
Hay với DHG, lợi nhuận có tăng trưởng nhẹ 8% nhờ tiết giảm chi phí và đẩy mạnh hơn các sản phẩm tăng sức khoẻ trong mùa dịch. Mức độ tăng trưởng này chưa đủ để lý giải cho việc DHG cũng bất ngờ tăng trần 101.500 đồng/cp
[tinmoi]
Tương tự, ở nhóm đầu tư công – vốn là yếu tố hỗ trợ cho cả nền kinh tế được kì vọng từ năm 2020 đến nay, nhưng tốc độ giải ngân chưa như kỳ vọng khiến cổ phiếu nhóm này có diễn biến tăng mạnh khi có tin mới, sau đó lại đi ngang. Diễn biến cuối tuần qua, nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng (KSB, BCC, HT1, PLC, …), hay bất động sản khu công nghiệp (KBC, GVR, SZC, …), rất tích cực, nhiều cổ phiếu tăng trần.
Nếu trading, nên đánh nhanh rút gọn, không FOMO
Nhiều quan điểm trên thị trường cho rằng, phiên cuối tuần đã cải thiện tâm lý tốt cho nhà đầu tư, nhưng để hút dòng tiền trở lại mạnh mẽ hơn vẫn chờ một cú huých, và vùng kháng cự 1.335 vẫn cần rất thận trọng.
Điểm tích cực là dòng tiền không rút ra khỏi thị trường, mà đang nằm chờ, quan sát.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích CTCK Yuanta Việt Nam chia sẻ, thị trường hiện nay có nét giống năm 2019 ở điểm, thị trường không tăng, chủ yếu sideway, nhưng có sự phân hoá của dòng tiền lớn. Bản chất dòng tiền không rút ra khỏi thị trường, vì nhiều nguyên nhân, chủ yếu là dòng tiền không biết đi đâu, vào kênh nào trong bối cảnh dịch bệnh Covid khiến mọi hoạt động phải tạm ngừng, hoặc chậm lại như hiện nay, cộng với môi trường lãi suất lại giảm….Về cơ bản thấy rằng, vẫn có những cổ phiếu đang hút tiền và thanh khoản vẫn cho thấy dòng tiền dồi dào vẫn nằm trong thị trường nên cần có điểm đến, trong khi nhóm bank-thép tạm nghỉ, chứng khoán đang chốt lời – thì dòng tiền luân chuyển, tìm kiếm cơ hội ở nhóm khác.
Diễn biến này theo ông Minh không hẳn là phi lý, bởi sự luân chuyển này đa phần đang vào các nhóm có tính chất tăng trưởng tốt trong năm qua, như vận tải dù đang tăng nóng, nhưng giá cước vận tải thế giới chưa giảm – dự kiến sau khi Châu Á khôi phục sau dịch dịch bệnh, mở cửa lại thì giá cước vận tải cao. Nên nhóm này vẫn hút tiền. Hay ở hàng hóa, giá cả vẫn trong xu hướng tăng lên, nhưng chẳng hạn ở dòng than, chỉ có ít doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhưng với kỳ vọng giá than tăng đã kéo cả dòng đi lên. Đặc điểm ngành khai khoáng từ trước đến nay có tính đầu cơ lớn, thường chỉ cần vài cổ phiếu đầu ngành chạy thì các cổ phiếu khác cũng chạy dù không có tin tức hỗ trợ, hoặc không hưởng lợi từ một số thông tin mà nhà đầu tư cho là hưởng lợi, như giá than -(thực tế nhiều DN vẫn có KQKD sụt giảm).
Với diễn biến trên, ông Minh cho rằng, không thể tránh khỏi yếu tố đầu cơ nhiều hơn trong giai đoạn này, nếu vào nhịp tốt, nhà đầu tư có được lợi nhuận tốt, nhưng để tránh rủi ro, thì NĐT không nên FOMO, mua các cổ phiếu không có nền tảng cơ bản.
Bản chất nhà đầu tư mới thường không gắn tính chất cơ bản vào cổ phiếu, đã có nhiều nhà đầu tư “cay cú” vì thua lỗ do lướt không đúng thời điểm, bị kẹp hàng.
Theo đó, ông Minh cho rằng, với các nhà đầu tư ưa thích gu đầu cơ, lướt sóng, giả sử có thông tin sớm, tốt về cổ phiếu có thể tác động tăng giá cổ phiếu, thì cần đặt mục tiêu lãi ví dụ 20-25%, đạt mục tiêu thì cân nhắc bán, bởi cổ phiếu đầu cơ thì thường có biến động lớn – nhà đầu nên dành tỷ trọng thấp, giảm thiểu rủi ro cổ phiếu đảo chiều xuống mà không kịp bán, và thường có tình trạng cổ phiếu mất thanh khoản, có thể bị call margin.
“Kinh nghiệm giao dịch cổ phiếu đầu cơ là lần 1 có thể an toàn hơn so với lần tham gia 2-3 thì tính chất “đu bám” các vòng sau nhiều hơn, và vì thế “chết cay đắng hơn”, ông Minh nói.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc CTCK Đông Á nhận định, dòng tiền lớn chưa vào nhóm ngân hàng để kích hoạt nên dòng tiền chảy qua các nhóm có ít ảnh hưởng bởi Covid (vẫn hoạt động được, vẫn tăng trưởng được), và việc phân hoá như vậy là “khá đẹp” vì nhóm này không tác động lớn tới chỉ số. Trong thời gian đó, ngân hàng có thời gian chỉnh đủ độ chín mùi rồi đi ngang và chờ tín hiệu gần giữa cuối tháng 9 có thể quay lại.
Ông Tuấn lưu ý, trong các nhóm cổ phiếu vừa qua, nhà đầu tư nên quan sát và né tránh cổ phiếu thanh khoản thấp, tính đầu cơ cao nhưng lợi nhuận không có thì cần vào nhanh ra nhanh, không FOMO khi trễ nhịp có thể khiến thua lỗ. Khi thị trường thiếu dòng tiền lớn dẫn dắt, thì dòng tiền đầu cơ hay chuyển trọng tâm sang các cổ phiếu như thế này để “dẫn dụ” nhà đầu tư đu theo do ham lãi cao và nhanh chóng.
“Vấn đề cốt lõi vẫn phải là từ lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi nhuận đó phải đến từ xu hướng chung của ngành chứ không phải là những khoản lợi nhuận đột biến, tức thời, rồi sau đó lụi tàn thì rất nguy hiểm”, ông Tuấn đưa ra lời khuyên.
Theo cafef
- Chia sẻ: