Thông tin về Một cổ phiếu phân bón có giá chỉ 1.300 đồng dù EPS hơn 32.000 đồng, từng chia cổ tức 288% bằng tiền mặt
- Chia sẻ:
Thông tin về Một cổ phiếu phân bón có giá chỉ 1.300 đồng dù EPS hơn 32.000 đồng, từng chia cổ tức 288% bằng tiền mặt - Tin nhanh được đăng bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Thông tin về Một cổ phiếu phân bón có giá chỉ 1.300 đồng dù EPS hơn 32.000 đồng, từng chia cổ tức 288% bằng tiền mặt
Thị giá DCI “đóng băng” hơn 1 năm nay tại mức 1.300 đồng/cổ phiếu
Chứng khoán Việt Nam đang thực sự bùng nổ trong quãng thời gian gần đây. Đã lâu rồi nhà đầu tư mới được sống lại những ngày ăn ngủ với thị trường như vậy. Chỉ số VN-Index thăng hoa vượt xa mốc 1.400 điểm kỳ vọng kéo theo đó là đà tăng tính bằng lần của hàng loạt mã cổ phiếu như nhóm cổ phiếu “vua” (ngành ngân hàng), ngành thép, cổ phiếu chứng khoán… Ở chiều ngược lại cũng ghi nhận danh sách cả trăm cổ phiếu giao dịch trên thị trường sụt giảm về giá trị.
Đặc biệt, đâu đó trên sàn giao dịch cổ phiếu vẫn thấp thoáng một số mã cổ phiếu “đóng băng” hoàn toàn, thị giá hay thanh khoản đều không biến động trong suốt một thời gian dài vừa qua. Có thể kể đến mã cổ phiếu DCI hiện đang giao dịch trên sàn UpCOM của CTCP Công nghiệp Hoá chất Đà Nẵng – doanh nghiệp được biết đến là đơn vị sở hữu thương hiệu phân bón Năm Lá.
Ngày 23/6 vừa qua, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành công văn về việc huỷ tư cách công ty đại chúng đối với Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng kể từ ngày 24/04/2021, hiện vẫn chưa có ngày dừng giao dịch cụ thể của cổ phiếu DCI.
Nguyên nhân bị hủy tư cách công ty đại chúng của DCI đến từ việc vốn điều lệ đến cuối năm 2020 của DCI chỉ hơn 24,1 tỷ đồng, thấp hơn mức tối thiểu để trở thành công ty đại chúng là 30 tỉ đồng theo quy định mới tại Luật Chứng khoán 2019.
Thị giá “đóng băng” chỉ hơn 1.000 đồng/cổ phiếu
Nhìn lại cùng thời điểm này 16 năm về trước, ngày 1/7/2005, CTCP Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ 10 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 36,94% vốn là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam – Vinachem. Đến ngày 8/3/2017, cổ phiếu DCI chính thức giao dịch trên sàn UpCOM với giá đóng cửa phiên đầu tiên đạt 63.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, mức giá này đã được điều chỉnh về 4.410 đồng/đơn vị sau những lần chia cổ tức của công ty.
Kể từ đầu cuối tháng 12/2017, hiện tượng thị trường trắng bên mua và bên bán đã xảy ra với cổ phiếu DCI, chỉ lác đác một vài giao dịch thỏa thuận của ban lãnh đạo với khối lượng khá nhỏ. Giá cổ phiếu dần rớt đáy dưới 1.000 đồng/cổ phiếu, có thời điểm nhích nhẹ và đi ngang gần 3 tháng tại mức 2.800 đồng. Tháng 6/2020, thị giá DCI lại quay đầu giảm xuống mức 1.300 đồng/cổ phiếu và “đóng băng” đến thời điểm hiện tại.
Dấu ấn lớn nhất của DCI từ thời điểm bước lên sàn UpCOM có lẽ là thương vụ thoái vốn của Vinachem hồi tháng 7/2019. Cổ đông Nhà nước này đã thoái toàn bộ hơn 900 nghìn cổ phần sở hữu tại DCI qua hình thức đấu giá, kết quả thành công tại mức giá 113.733 đồng/đơn vị, gấp đến gần 41 lần thị giá khi đó (2.800 đồng/cổ phiếu). Số tiền Vinachem thu về là hơn 102,4 tỷ đồng.
Hiện, khối lượng cổ phiếu DCI đăng ký là hơn 2,41 triệu đơn vị trong đó có 230 nghìn cổ phiếu quỹ. Vốn hóa thị trường dậm chân ở mức 2,84 tỷ đồng.
Về cơ cấu cổ đông của công ty, tại thời điểm cuối năm 2020, 58,55% vốn được nắm giữ bởi các cổ đông lớn và 100% là các cổ đông cá nhân.
LNST tăng hơn 7,6 lần, EPS 2020 hơn 32.000 đồng
[tinmoi]
Nhìn lại kết quả kinh doanh năm 2020, DCI ghi nhận doanh thu thuần hơn 150,1 tỷ đồng, sụt giảm gần 54% so với thực hiện cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, công ty ghi nhận 1 khoản thu nhập khác lên đến hơn 95 tỷ đồng, dẫn tới tổng lợi nhuận trước thuế đạt gần 81,6 tỷ đồng.
DCI trong năm 2020 được hoàn nhập hơn 400 triệu tiền thuế TNDN, do đó lợi nhuận sau khi khấu trừ các khoản chi phí và thuế đã tăng hơn 7,6 lần so với cùng kỳ 2019, đạt 70,2 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính ghi nhận lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) vọt tăng lên mức 32.175 đồng/cổ phiếu, gấp 9,5 lần so với mức 3.386 đồng/cổ phiếu ghi nhận cuối năm 2019. Đây là mức EPS thuộc hàng rất “khủng” trên thị trường chứng khoán hiện tại.
ĐHCĐ thường niên năm 2021 của DCI tổ chức ngày 24/4 vừa qua đã định hướng kế hoạch cho công ty trong năm nay là tiếp tục đầu tư nhà xưởng, kho tàng tại Kim Liên. HĐQT xác định, nhiệm vụ của công ty là củng cố hoạt động sản xuất kinh doanh chính, bên cạnh đó là đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững của các đơn vị một thành viên.
Hiện, DCI đang sở hữu 2 công ty con với việc nắm giữ 100% vốn cổ phần là công ty TNHH MTC Cơ khí Liên Trì và công ty TNHH Hóa nhựa Đà Nẵng.
“Cú sốc” chia cổ tức
Không chỉ gây ấn tượng bởi EPS, mặc dù vốn điều lệ chỉ hơn 24 tỷ đồng nhưng DCI đã tạo nên “cú sốc” về cổ tức trong quá khứ. Cụ thể, năm 2018, DCI đã trình ĐHĐCĐ thường niên thông qua kế hoạch chi trả cổ tức năm 2017 với tỷ lệ lên đến 288% bằng tiền mặt. Việc này đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của cổ đông khi chỉ có tỷ lệ tán thành 62,68%.
Ngay sau đó, khi chưa hoàn thành việc chia cổ tức năm 2017, DCI tiếp tục thông báo thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt tỷ lệ 100%, tương ứng 1 cổ phiếu nhận về đến 10.000 đồng, ước tính DCI chi ra khoảng 24 tỷ đồng.
Hai năm 2019 và 2020 trở lại đây, tỷ lệ cổ tức của DCI đều đặn ở mức 15% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông nhận về 1.500 đồng/cổ phiếu.
Kế hoạch trong năm 2021, DCI dự kiến mức chia cổ tức tối thiểu là 10% bằng tiền mặt
Theo cafef
- Chia sẻ: