Thông tin Fiin Group đánh giá tích cực triển vọng ngành BĐS nhà ở, định giá ngành Dầu khí không còn rẻ
- Chia sẻ:
Thông tin Fiin Group đánh giá tích cực triển vọng ngành BĐS nhà ở, định giá ngành Dầu khí không còn rẻ - Tin hôm nay đăng bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Thông tin Fiin Group đánh giá tích cực triển vọng ngành BĐS nhà ở, định giá ngành Dầu khí không còn rẻ
Định giá chung của ngành BĐS vẫn khá hấp dẫn khi P/E năm 2021 được dự báo ở mức 20,4x, thấp hơn so với mức trung bình 3 năm (24,8x) và mức định giá hiện tại (22,2x)
Báo cáo mới đây của FiinGroup đã đưa ra đánh giá về chất lượng lợi nhuận của khối Doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, mặc dù lợi nhuận quý 1/2021 đã hồi phục rất mạnh so với cùng kỳ năm trước nhưng tốc độ giảm so với quý liền kề.
Cụ thể, doanh thu thuần các doanh nghiệp quý 1/2021 tăng 8,3%, còn LNST tăng tới 140,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là quý đầu tiên kể từ đầu năm 2020 mà hai chỉ tiêu này cùng tăng. Động lực thúc đẩy đến từ việc biên lợi nhuận được cải thiện ở một số ngành mang tính chu kỳ như BĐS và Thép, cùng với đó là nền so sánh cùng kỳ ở mức thấp.
Tuy nhiên, nếu so với quý 4/2020, doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 9,8% và 23,5%, chủ yếu do đà giảm tốc của nhóm BĐS dân cư, Xây dựng, Điện, Thực phẩm, Hàng không. Nguyên nhân được FiinGroup cho rằng do tác động của yếu tố mùa vụ (nghỉ Tết kéo dài 10 ngày) và ảnh hưởng của sự bùng phát dịch Covid-19 tại một số tỉnh thành trong tháng 1 và tháng 2.
Điểm tích cực được chỉ ra là các chỉ số phản ánh lợi nhuận cốt lõi cũng được cải thiện rất mạnh. Cụ thể, chỉ số LNTT và lãi vay (EBIT) và LNTT, khấu hao và lãi vay (EBITDA) đã tăng lần lượt 62,2% và 23,9% trong quý 1/2021 so với cùng kỳ. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp đã hồi phục và đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng thay vì đến từ thu nhập tài chính như các quý trước đây.
EBIT hồi phục cũng giúp cải thiện khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quý, chỉ số nợ vay/EBITDA tăng mạnh lên mức 15,7x từ mức thấp 11,7x trong quý liền trước cũng cho thấy gánh nặng nợ vay của khối doanh nghiệp đang gia tăng đáng kể, đặc biệt là trong ngành BĐS, Xây dựng và Thực phẩm & Đồ uống.
Triển vọng mạnh mẽ của nhóm BĐS nhà ở
Theo FiinGroup, triển vọng lợi nhuận của nhóm BĐS nhà ở khá tích cực nhờ dòng tiền đầu cơ, tiết kiệm đang đổ sang nhà đất đã làm tăng cầu và đẩy giá BĐS lên cao. Biên lợi nhuận EBIT của nhóm BĐS dân cư được cải thiện mạnh mẽ (+12,8% YoY), phần lớn đến từ VHM và NVL. Dự kiến LNST của ngành BĐS (chủ yếu là BĐS dân cư) tăng 22,4% trong năm 2021 và 19,1% trong năm 2022.
[tinmoi]
Với thực trạng nguồn cung nội đô khan hiếm, nhóm BĐS nhà ở mà đặc biệt các doanh nghiệp có dự án tại vùng ven với kết nối thuận lợi vào trung tâm (VHM, NVL, DXG, DIG, NLG) được kỳ vọng có tăng trưởng đột biến. Định giá chung của ngành BĐS vẫn khá hấp dẫn khi P/E năm 2021 được dự báo ở mức 20,4x, thấp hơn so với mức trung bình 3 năm (24,8x) và mức định giá hiện tại (22,2x); P/B ngành đang ở mức 3,2x, thấp hơn so với mức trung bình 3 năm (5,7x).
Ngành dầu khí không rẻ
Đánh giá về nhóm ngành Thép, báo cáo cho rằng ngành đã được hưởng lợi lớn từ sóng đầu cơ nguyên liệu thô và nhu cầu tiêu thụ hồi phục, doanh thu quý 1 tăng 47,2% và LNST tăng mạnh đến xấp xỉ 290%. Nguyên nhân nhờ biên EBIT cải thiện trong bối cảnh giá thép tăng phi mã đến 70% từ đầu năm 2021. Dự kiến doanh thu năm 2021 tăng 19,7% và LNST tăng 30%. P/E hiện ở mức 12,6x, tương đương P/E dự báo năm 2021 (12,7x) nhưng cao hơn so với mức trung bình 3 năm (10,3x).
Trong khi đó, nhóm ngành Phân bón được hưởng lợi chính từ giá khí đầu vào giảm mạnh và gia tăng sản lượng bán, giá cổ phiếu ngành đã tăng 32,1% từ đầu năm 2021. Hiện P/E của nhóm Phân bón ở mức 18,45x, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 3 năm.
Đối với ngành Dầu khí, trong quý 1, doanh thu toàn ngành tuy giảm 6,7% so với cùng kỳ nhưng LNST tăng đến 162,7% nhờ sự bật tăng của giá dầu thế giới trong bối cảnh nhu cầu hồi phục nhưng nguồn cung không tăng. Tuy nhiên, dự tăng trưởng chỉ ở nhóm hạ nguồn (PLX, BSR, OIL) do (i) tiêu thụ hồi phục, (ii) không phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và (iii) biên dầu tăng mạnh so với cùng kỳ. Trong khi đóm lợi nhuận nhóm trung nguồn (PVD, PVS) tiếp tục suy giảm do hoạt động khai thác chưa kích hoạt trở lại cho dù giá dầu tăng cao. Định giá P/E hiện tại (24,6x) của ngành không còn rẻ nếu so với triển vọng lợi nhuận (P/E dự kiến 2021 là 40,0x).
Một số ngành mang tính chu kỳ bao gồm Bán lẻ, Ô tô chưa có sự bứt phá do sức mua hồi phục chậm.Cổ phiếu ngành Bán lẻ hiện có định giá P/E ở mức 17,9x, vẫn hấp dẫn nếu so với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận 2021. Về cổ phiếu Ô tô đang có P/E định giá ở mức 11,2x, thấp hơn so với P/E dự báo 2021 (12,8x); P/B của ngành đang ở mức 1,4x. Các ngành còn lại như Thực phẩm, Dược phẩm, Du lịch và giải trí có mức tăng trưởng doanh thu và LN phân hóa mạnh.
Theo cafef
- Chia sẻ: