Những loại giấy tờ nào phải thay đổi khi đổi sang căn cước công dân gắn chip?
- Chia sẻ:
Những loại giấy tờ nào phải thay đổi khi đổi sang căn cước công dân gắn chip? - Tin tức được cập nhật bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Những loại giấy tờ nào phải thay đổi khi đổi sang căn cước công dân gắn chip?
Khi đổi từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chip, người dân có phải đổi số bảo hiểm xã hội, khai báo thuế?
Trường hợp đổi từ CMND 12 số hoặc CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip
Theo thông tư 27/2012/TT-BCA, số chứng minh nhân dân 12 số gồm 12 chữ số tự nhiên, do Bộ Công an cấp và quản lý thống nhất trên toàn quốc. Trường hợp đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân thì số ghi trên Chứng minh nhân dân được đổi, cấp lại vẫn giữ đúng theo số ghi trên Chứng minh nhân dân đã cấp lần đầu.
12 chữ số tự nhiên trên chứng minh nhân dân 12 số chính là mã định danh cá nhân. Mã số này không bị thay đổi kể cả khi người dân đổi từ chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử.
Tương tự, với thẻ căn cước công dân mã vạch, khi đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip, 12 số trên thẻ căn cước công dân mã vạch sẽ không bị thay đổi. Như vậy, trường hợp đổi từ chứng minh nhân dân 12 số hoặc căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chip không cần đổi sổ bảo hiểm xã hội, khai báo thuế.
Trường hợp đổi từ chứng minh nhân dân 9 số sang căn cước công dân gắn chip
Với sổ bảo hiểm xã hội
Theo Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, việc đổi hoặc điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng;
[tinmoi]
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH;
– Xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995.
Bên cạnh đó, công văn 3835/BHXH-CST do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành về việc sai sót các tiêu thức giữa sổ BHXH và chứng minh nhân dân nêu rõ:
Nếu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có thay đổi các nội dung như số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, căn cứ 2 quy định trên, số chứng minh nhân dân hay số Căn cước công dân là một trong những tiêu thức quản lý đối tượng của cơ quan bảo hiểm xã hội. Do đó, người lao động không phải đổi sổ bảo hiểm xã hội khi đổi từ chứng minh nhân dân 9 số sang căn cước công dân gắn chip. Tuy nhiên, vẫn cần làm thủ tục điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để cơ quan bảo hiểm xã hội cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.
Khai báo với cơ quan thuế
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, khi có thay đổi một trong các thông tin trên tờ khai đăng ký thuế (ví dụ: thay đổi về số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…) phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.
Song, cá nhân không kinh doanh đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân chậm thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân khi được cấp thẻ căn cước công dân lại không thuộc trường hợp bị xử phạt theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Theo cafef
- Chia sẻ: