Lazada
Shopee 16-21/11/2021

Ồ ạt rút BHXH 1 lần: Già chờ hưu, trẻ thiếu việc

Ngày đăng: 27-05-2022
Ồ ạt rút BHXH 1 lần: Già chờ hưu, trẻ thiếu việc

Ồ ạt rút BHXH 1 lần: Già chờ hưu, trẻ thiếu việc - Tin hôm nay đăng bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Ồ ạt rút BHXH 1 lần: Già chờ hưu, trẻ thiếu việc

Giảm tuổi nghỉ hưu và giảm năm đóng BHXH là kiến nghị đông đảo bạn đọc Báo Người Lao Động khi góp ý sửa đổi Luật BHXH hiện hành.

Tiếp tục chủ đề về tình trạng rút BHXH một lần, Báo NLĐO tiếp tục có bài viết “Ổ ạt rút BHXH một lần: Hãy tôn trọng quyền lựa chọn của người lao động”. Cũng như những bài viết trước, chúng tôi tiếp tục nhận được hàng trăm ý kiến phản hồi tích cực mang tính xây dựng của đông đảo bạn đọc ở mọi ngành nghề, lĩnh vực xung quanh những bất cập của Luật BHXH hiện hành. Nhiều bạn đọc mong muốn Quốc Hội, Chính phủ, các Bộ ngành, nhất là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (cơ quan soạn thảo luật) quan tâm sâu sắc vấn đề này nhằm tìm ra những giải pháp xác đáng nhất để Luật BHXH thật sự đi vào cuộc sống và là chỗ dựa cho người lao động.

Bạn đọc Trần Duy Linh viết: “Cảm ơn 2 tác giả An Chi và An Khánh đã xuyên suốt đăng tải các bài báo về tình trạng NLĐ ồ ạt rút BHXH 1 lần. Tôi là bạn đọc đã tham gia góp ý 1 lần và rất muốn góp ý nhiều lần nữa để mong sao cho cấp lãnh đạo xem xét sửa đổi cho phù hợp nguyện vọng của đại bộ phận người đã tham gia BHXH. Nói ở đây để tạo động lực cho các tác giả cần cập nhật ý kiến đồng thời có nhiều thông tin đa chiều để làm cho xã hội tốt đẹp hơn. “Tôi đề nghị 2 tác giả nếu có điều kiện có thể mang những bức xúc này phỏng vấn chính những người trực tiếp làm luật BHXH sửa đổi gây ra bức xúc như tuổi nghỉ hưu nữ 60 tuổi; Nam 62 tuổi; cách tính lương hưu…Cụ thể là Ban soạn thảo, Bộ chuyên ngành trình Quốc Hội để xem họ có ý kiến như thế nào, có thấy bất hợp lý hay không”-  bạn đọc này tha thiết. Tương tự, bạn đọc Lương Hùng Việt cũng cho rằng bài báo rất hay và thời sự. Việc đóng và hưởng BHXH hiện tại không công bằng ví dụ đóng bảo hiểm 40 năm nhận lương hưu thấp hơn đóng 20 năm.

Bữa ăn đạm bạc của một gia đình công nhân ở trọ ẢNH: HUỲNH NHƯ

Cũng như nhiều bạn đọc khác, khi đề cập đến những hạn chế chưa được giải quyết của Luật BHXH, bạn đọc Nguyễn Trung bức xúc: “Đi làm tăng ca vỡ mồm tháng lãnh gửi tiền về quê cho con đi học, rồi tiền nuôi cha mẹ già, lương cả hai vợ chồng không đủ sống. Muốn mua chiếc xe máy cũng phải mua trả góp. Lương hưu chỉ được 45% lương cơ bản thử hỏi làm sao đủ sống? Khi về già chi phí khám chữa bệnh còn cao hơn chi phí sinh hoạt”.

Đồng cảnh ngộ, bạn đọc Nguyễn Thị Hoa bày tỏ: “Tôi là nữ, năm nay 45 tuổi, đã đóng BHXH 24 năm, Tôi làm tại doanh nghiệp, tuổi và sức khoẻ không thể đáp ứng được công việc doanh nghiệp yêu cầu, DN cũng muốn đào thải để tuyển lao động trẻ hơn. Tuổi 45 tôi cũng không thể xin việc ở nơi khác. “Rất mong Bộ LĐ-TB-XH xem xét lại tuổi được hưởng lương, bởi nếu chờ đến 60 tuổi thì không thể chờ được mà muốn rút bảo hiểm cũng không được. Tha thiết mong Quốc hội sớm sửa đổi Luật BHXH”- bạn đọc Nguyễn Thị Hoa mong mỏi.

Thực tế hơn, bạn đọc Trần Văn Tâm góp ý: “Giảm tuổi nghỉ hưu xuống 45 tuổi, và giảm năm đóng bảo hiểm xuống 15 năm đóng liên tục là giải pháp cấp bách để giảm lượng rút bảo hiểm 1 lần. Ở các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước, hiện nay lao động trực tiếp ngoài 40 tuổi đã bị sa thải rồi, trong khi thì bảo hiểm cứ quy định cứng nhắc 62 tuổi mới cho nghỉ hưu. Thiết nghĩ, cơ quan soạn thảo cần bám sát thực tiễn cuộc sống để hoàn thiện luật, phải cho lao động nghỉ hưu sớm để nhận các lao động trẻ mới học xong đại học vào làm việc, vừa có trình độ và sức khỏe làm việc năng suất cao thì đất nước mới phát triển được. “Chính những trói buộc về pháp lý hết sức vô lý của luật hiện hành khiến người già muốn nghỉ sớm cũng không xong trong khi đó nguồn nhân lực vừa học xong đại học lại dư thừa không có việc làm” – bạn đọc này nói.

Công nhân đi chợ chỉ dám mua mớ rau, cái đậu, sống trong nhà trọ ẩm thấp ẢNH: VĂN DUẨN

[tinmoi]

Cùng góc nhìn, bạn đọc Phạm Bách cho rằng băn khoăn lớn nhất của người lao động là tuổi về hưu quá cao, nam là 62 sắp tới là 65, nữ thì 60. Công nhân đi làm bình thường khối tư nhân lao động sản xuất , ăn theo sản phẩm, ca kíp … Thì tuổi ấy không ai trụ nổi để đóng BHXH hay chờ lương hưu . “Thiết nghĩ nhà nước nên tạo điều kiện cho khối ngoài nhà nước. Ví dụ tuổi nghỉ hưu là 62 thì cứ 1 năm lĩnh hưu sớm thì trừ 1% lương, ví dụ muốn nhận hưu sớm 5 năm thì trừ 5% tiền hưu hằng tháng . Hoặc nếu ai không muốn trừ mà muốn nhận sớm, ví dụ 50 tuổi muốn nhận hưu thì đóng 1 cục khoảng bao nhiêu tiền để làm sao hài hòa lợi ích” – bạn đọc Phạm Bách viết.

Một bạn đọc giấu tên viết: “Ngoài ý kiến về mức đóng BHXH, thời gian đóng, tỷ lệ lương hưu…, tôi thấy cần xem xét phương thức quản lý quỹ BHXH để làm sao có sự tăng trưởng để tránh vỡ quỹ”. Tương tự, bạn đọc Phạm Văn Lai cho rằng điều quan trọng là điều chỉnh chế độ lương hưu làm sao cho phù hợp còn cứ như thế này thì việc ồ ạt rút BHXH 1 lần là đương nhiên.  Theo bạn đọc Bình Dương, nếu đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội là NLĐ được quyền nghỉ hưu. “Anh đóng 20 năm anh lĩnh đúng 20 năm anh đóng góp, lương hưu ít nhất đủ nuôi sống bản thân, nhưng một nghịch lý là lương hiện tại 100% còn sống chật vật thì lương hưu khó có thể đạt mức đó, thế nên số người rút bảo hiểm xã hội ngày 1 nhiều là phải” – bạn đọc này cho biết.

Bà Trần Thị Diệu Thúy – Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, trao quà cho lao động ở trọ, có hoàn cảnh khó khăn ẢNH: MAI CHI

Theo bạn đọc Nguyễn Huy Hoàng, quy định nam 62, nữ 60 nên là độ tuổi tối đa, không nên quy định tuổi hưởng BHXH, ai đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Còn bạn đọc Phạm Duy Biên thì đề xuất 3 phương án: 1. Nên nam 60, nữ 60 tuổi thì về hưu (hiện tuổi thọ của nữ cao hơn nam khoảng 10 năm, nên nam 62 là không công bằng). 2. Để người lao động tự chọn: nếu còn khỏe tiếp tục làm thêm lúc trên 60, nếu yếu hoặc hết việc có thể nghỉ hưu lúc 50 tuổi với lương thấp hơn. 3. Nên tính lương hưu công bằng cho tất cả người có BHXH (hiện đang có sự khác nhau giữa bộ đội, công an, công chức với những lao động khác.

Một bạn đọc từng nhiều lần góp ý cho biết vẫn bảo lưu ý kiến của mình. Theo đó. 1. Quy định đóng BHXH 20 năm thì được lĩnh lương hưu bất kể bao nhiêu tuổi. 2. Số năm đóng BHXH = số năm sẽ được lĩnh lương hưu. 3. Người lao động có quyền lựa chọn năm bao nhiêu tuổi sẽ lĩnh lương hưu khi đã đóng đủ 20 năm BHXH theo quy định. 4. Mức lương hưu bằng đúng mức lương ngay thời điểm nghỉ hưu chứ không chia bình quân gì cả vì thời điểm nghỉ hưu lương còn chưa đủ sống.

Uống nước lã đợi tới tuổi lĩnh lương hưu?

Những nhà hoạch định chính sách BHXH đã không nhìn nhận, lắng nghe ý kiến, cuộc sống của người lao động nên tình trạng người lao động ồ ạt rời bỏ hệ thống BHXH ngày càng tăng. Nếu chỉ dùng những ngôn từ hoa mỹ và cơ chế quản lý cứng nhắc để níu kéo NLĐ ở lại hệ thống bảo hiểm mà không lắng nghe những cái bật cập để sửa luật thì hệ lụy của việc người lao động rời bỏ hệ thống BHXH là điều tất yếu “Phải tính toán để khi người dân mang tiền đóng BHXH sẽ lợi hơn khi mang đi gửi ngân hàng thì mới thu hút họ đóng BHXH. Chứ như bây giờ đóng 20 năm đợi 60 và 62 tuổi mới được lĩnh lương hưu, thì thôi rút một lần 1,2 trăm triệu đồng gửi ngân hàng lấy lãi hàng tháng, còn hơn là ngồi uống nước lã đợi tới tuổi lĩnh lương hưu” – một bạn đọc bày tỏ.

Ồ ạt rút BHXH một lần: Tôn trọng quyền lựa chọn của người lao động

Theo cafef

0/5 (0 Reviews)
TÍNH LÃI LỖ MUA BÁN VÀNG
Chọn loại vàng đầu tư:
Ngày mua:
Số lượng mua (chỉ)
Ngày bán:
Email (nhận tin mới):
Đăng ký ngay thông tin
để được nhận thông tin mới nhất