Lazada
Shopee 16-21/11/2021

Cung tiền – chỉ số quan trọng để kiểm soát lạm phát

Ngày đăng: 16-05-2021
Cung tiền – chỉ số quan trọng để kiểm soát lạm phát

Cung tiền - chỉ số quan trọng để kiểm soát lạm phát - Tin tức được cập nhật bởi đội ngũ biên tập. Xem ngay Cung tiền - chỉ số quan trọng để kiểm soát lạm phát

Phân tích sự biến động của tổng phương tiện thanh toán cho phép ta định hướng phân tích xu hướng lạm phát và tăng trưởng trong tương lai, từ đó đưa ra được những biện pháp chính sách tiền tệ phù hợp hơn.

Tổng phương tiện thanh toán (M2) còn gọi là cung tiền của nền kinh tế. Đây là một chỉ số tiền tệ quan trọng để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ. Tại sao chỉ số này lại quan trọng như vậy?

Theo bảng thống kê tiền tệ của NHNN, M2 bao gồm những cấu phần sau: M2 = Lượng tiền mặt trong lưu thông + Tiền gửi của dân cư và doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng; trong đó bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.

Nếu chỉ dừng lại ở cấu phần này, khó có thể hiểu được tại sao M2 lại có tác động đến lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ (ổn định lãi suất và tỷ giá). Vấn đề cần quan tâm hơn đến cấu thành của M2, đó là quan tâm đến yếu tố nào tác động làm thay đổi lượng cung ứng tiền này. Trên bảng cân đối tiền tệ quốc gia do NHNN thiết lập: M2 là tài sản nợ, đối ứng với tài sản nợ là tài sản có.

Các yếu tố cấu thành tài sản có chính là nhân tố tác động làm thay đổi cung tiền M2: Thứ nhất, tài sản có ngoại tệ ròng, sự tăng lên của tài sản có ngoại tệ ròng chủ yếu do NHNN cung ứng tiền để mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và điều tiết tỷ giá. Thứ hai, tài sản có trong nước, gồm các cấu phần: Những khoản chênh lệch ròng của tiền gửi của Chính phủ tại NHNN và tiền Chính phủ vay NHNN, sự tăng, giảm của khoản chênh lệnh ròng này cũng là nhân tố làm tăng, giảm cung tiền của nền kinh tế. Dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng cho vay nền kinh tế, đây có thể nói là yếu tố có tác động mạnh nhất đến Tổng phương tiện thanh toán. Thứ ba, các tài sản có khác.

[tinmoi]

Vì vậy, khi đánh giá sự tác động của M2 đến lạm phát và ổn định tiền tệ cần phân tích các nhân tố làm tăng, giảm M2 mới có ý nghĩa để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Tăng, giảm M2 do chi tiêu chính phủ, cần có biện pháp thu chi từ ngân sách Nhà nước. Tăng do tăng trưởng dư nợ tín dụng gắn liền với nợ xấu là nguy cơ lạm phát và bất ổn thị trường tiền tệ. Tăng do cung ứng mua ngoại tệ để dự trữ ngoại hối cần có biện pháp trung hòa để hạn chế tăng cung tiền tác động đến lạm phát.

Việc phân tích cấu thành M2 với tư cách là tài sản nợ cũng cần thiết, qua đó cũng có thể thấy được những dấu hiệu tác động đến lạm phát, đến biến động thị trường và tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn ở lượng tiền mặt trong nền kinh tế tăng cùng với tiền gửi không kỳ hạn tăng là dấu hiệu của nhu cầu chi tiêu trong xã hội tăng, nhưng nếu tiền gửi của doanh nghiệp tăng lại là dấu hiệu của sản xuất có xu hướng suy giảm, sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế…

Sự hình thành M2 như vậy, cùng với các diễn biến của thị trường tiền tệ trong 4 tháng đầu năm 2021, nhìn nhận thấy sự gia tăng M2 có thể chịu tác động bởi sự gia tăng kiều hối, đầu tư nước ngoài. Cho vay chính phủ ròng dường như ít biến động nên tác động vào M2 là không đáng kể.

Sơ lược về các yếu tố tác động đến M2 để hiểu rõ hơn về biến số này, là cơ sở để xem xét những biến động của tăng trưởng và lạm phát, mặc dù hai biến số này chịu tác động của rất nhiều yếu tố, M2 chỉ là một yếu tố. Song phân tích sự biến động của M2 cho phép ta định hướng phân tích xu hướng lạm phát và tăng trưởng trong tương lai, từ đó đưa ra được những biện pháp chính sách tiền tệ phù hợp hơn.

Theo cafef

0/5 (0 Reviews)
TÍNH LÃI LỖ MUA BÁN VÀNG
Chọn loại vàng đầu tư:
Ngày mua:
Số lượng mua (chỉ)
Ngày bán:
Email (nhận tin mới):
Đăng ký ngay thông tin
để được nhận thông tin mới nhất